CHO THUÊ HỘI TRƯỜNG 150 CHỖ - 200 CHỖ

Phòng hội trường thiết kế sang trọng, phù hợp với mô hình tổ chức hội thảo, tranning, toạ đàm...

CHO THUÊ HỘI TRƯỜNG 50 CHỖ - 80 CHỖ

Phòng hội trường diện tích 110m2, phù hợp với các buổi họp, hội nghị...

CHO THUÊ HỘI TRƯỜNG 90 CHỖ - 140 CHỖ

Phòng hội trường được trang bị đầy đủ bàn ghế, phù hợp với các khoá học cao cấp, đào tạo, tranning...

CHO THUÊ HỘI TRƯỜNG 150 CHỐ - 200 CHỖ

Phòng hội trường có đầy đủ sân khấu, thiết kế sang trọng, đầy đủ trang thiết bị, phù hợp với các buổi giao lưu, toạ đàm, họp báo...

CHO THUÊ HỘI TRƯỜNG TỔ CHỨC SỰ KIỆN

Phòng hội trường có không gian thoáng đãng, sang trọng, trang bị đầy đủ máy chiếu, âm thanh, hệ thống ánh sáng sự kiện... .

CHO THUÊ HỘI TRƯỜNG ĐÀO TẠO - TRAINNING THEO NHÓM

Phòng hội trường được thiết kế riêng cho những lớp học theo nhóm, được trang bị đầy đủ thiết bị đào tạo hiện đại nhất ....

CHO THUÊ HỘI TRƯỜNG 300 chỗ - 500 chỗ

Phòng hội trường có diện tích từ 500m2 - 700m2, sân khấu, sảnh hội trường rộng rãi sang trọng ...

CHO THUÊ PHÒNG HỌP

Phù hợp với các cuộc nội bộ, gặp gỡ khách hàng, kí kết hợp đồng, phỏng vấn...

Hiển thị các bài đăng có nhãn TIN HAY. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn TIN HAY. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 24 tháng 6, 2019

Hà Nội: Huyện Đông Anh phấn đấu lên quận vào năm 2020


Tại Hội nghị giao ban báo chí do Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội tổ chức vào chiều 20/10, Phó Chủ tịch UBND huyện Đông Anh (TP. Hà Nội) Nguyễn Xuân Linh cho biết, thực hiện chỉ đạo của TP. Hà Nội, huyện Đông Anh đang tích cực triển khai xây dựng Đề án đầu tư xây dựng huyện thành quận vào năm 2020.


Cụ thể, có tổng 12 đề án thành phần, có 3 đề án đã được thông qua và đang triển khai gồm: Đề án “Trồng và quản lý cây xanh”, Đề án “Quản lý ao hồ” trên địa bàn và Đề án “Chiếu sáng nông thôn”.

Được biết, toàn huyện Đông Anh còn 444 hồ ao, thời gian tới sẽ tiến hành cải tạo, tách nước thải để xử lý nước các ao hồ và trồng 33.000 cây xanh với tiêu chuẩn cây đô thị. Về hệ thống điện nông thôn, huyện sẽ cải tạo, đầu tư đồng bộ đáp ứng yêu cầu của đô thị, từ xã lên phường trong thời gian tới.

Phó Chủ tịch UBND huyện Đông Anh cũng cho hay, đối chiếu với các tiêu chí của quận, hiện tại huyện còn 2/6 chỉ tiêu chưa đạt, đó là thu ngân sách và cơ cấu lao động.
Về chỉ tiêu thu ngân sách, với tốc độ tăng trưởng như hiện nay, tiêu chí này sẽ khả quan trong 2 năm tới. Còn về cơ cấu lao động, hiện 83% lao động của huyện có tính chất đô thị, để lên quận thì tỷ lệ này phải từ 90% trở lên. Do đó, huyện đang triển khai Đề án đào tạo nghề cho lao động và giải quyết việc làm trên địa bàn huyện giai đoạn 2018-2023.

Tại buổi làm việc với lãnh đạo huyện Đông Anh trước đó về tình hình phát triển kinh tế - xã hội 9 tháng đầu năm và các nhiệm vụ 3 tháng cuối năm 2018, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Đức Chung nhận định, Đông Anh là huyện rộng, nằm ngay cửa ngõ Thủ đô nên tiềm năng phát triển trở thành khu đô thị hiện đại trong tương lai còn rất lớn.

Ông Chung cũng yêu cầu huyện Đông Anh cần triển khai đồng bộ các biện pháp thực hiện Đề án xây dựng huyện Đông Anh thành quận vào năm 2020.

(Theo Người đồng hành)

Thứ Tư, 19 tháng 6, 2019

Biến bất động sản thành di sản - lời giải cho áp lực đô thị hóa?


Giới chuyên gia cho rằng, thay vì để việc đô thị hóa, xây dựng phá vỡ kiến trúc, không gian di sản, điều cần làm là biến bất động sản thành di sản.

Tại Hội thảo "Bảo tồn và phát triển di sản kiến trúc trong đô thị" do báo Thanh Niên tổ chức, ông Bùi Tá Hoàng Vũ, Giám đốc Sở Du lịch TP.HCM cho biết, thành phố hiện có 172 di tích và chỉ 23% trong số đó có thể phát huy thành điểm đến du lịch. 


Tuy số lượng không nhiều, nhưng trong top 10 điểm được ưu tiên khi đến TP.HCM đều có những công trình kiến trúc mang tính di sản. Cứ 2 vị khách quốc tế đến Việt Nam thì có 1 người đến TP.HCM để chiêm ngưỡng sự hài hoà về kiến trúc. Vấn đề là hiện nay, một số di sản chưa quảng bá tốt thông tin chiều sâu, lại khó tiếp cận vì hạn chế giao thông.

Còn theo PGS. TS. KTS Trần Văn Khải, giảng viên môn bảo tồn di sản, các không gian di sản đô thị của TP.HCM đang ngày càng mai một do tác động mạnh từ đô thị hóa. Hiện nay khi giá đất tăng cao, di sản khó tồn tại bởi tư duy xây nhà cao ốc có lời hơn so với giữ lại chùa chiền, công trình lịch sử. Các di sản cổ liên tục bị thay thế bởi những công trình có hiệu quả kinh tế cao. 

Theo ông Khải, các công trình di sản kiến trúc là yếu tố thu hút du lịch rất tốt. Việc phá hoại di sản không đơn giản là phá hủy một ngôi nhà hư nát mà chính là phá hủy nguồn lợi lớn trong thu hút du lịch của doanh nghiệp địa phương.

Đồng quan điểm, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích TP.HCM, ông Trương Kim Quân cho rằng, quá trình đô thị hóa đang diễn ra tại TP.HCM rất nhanh, cùng với đó là hàng loạt công trình thuộc sở hữu tư nhân. Trong khi giá đất đắt đỏ, thì công trình di sản lại không được bán, chuyển nhượng hay xây mới nên nhiều doanh nghiệp tìm cách “né”. Do đó, phải làm tốt công tác bảo tồn di sản mà không gây mâu thuẫn, có sự bù đắp thỏa đáng để người dân được hưởng lợi từ các công trình di sản.

Ông Lê Hoàng Châu, chủ tịch HoREA nhận định, giữa phát triển đô thị và bảo tồn đang có nhiều mâu thuẫn, đòi hỏi các nhà quản lý đô thị cần có tầm nhìn và có những hoạch định mang tính khoa học, hài hòa giữa hiện đại và quá khứ. Việc đẩy mạnh công tác kiểm đếm, phát hiện di tích mới hằng năm, đưa tòa nhà đang có nguy cơ bị xóa sổ vào danh mục bảo tồn di sản, hoàn thành đề án cho người dân có quyền chuyển nhượng không gian di sản như cách mà các nước trên thế giới đang làm… đều rất quan trọng. Đồng thời, chính quyền cần khuyến khích các công trình xanh, thông minh, xây dựng các dự án gắn liền với phát triển di sản. 

Về phía doanh nghiệp, bà Lưu Thị Thanh Mẫu, Tổng giám đốc Công ty Phúc Khang cho rằng, một trong những thách thức lớn nhất đối với việc quy hoạch, phát triển đô thị hiện nay là tạo ra những công trình di sản mới phù hợp với thế hệ công dân mới. Với các công trình có tuổi thọ lên tới 50-70 năm, mỗi nhà đầu tư đang góp phần xây dựng cho thành phố một đô thị hàng trăm năm tuổi. Còn về mặt du lịch, kinh doanh du lịch chính là kinh doanh bản sắc. 

Do đó, CEO Phúc Khang đề nghị phải tìm giải pháp bảo tồn các di sản, làm sao tích hợp quá khứ vào hiện tại, tích hợp kiến trúc cổ vào đô thị thông minh để chuyển giao, giữ gìn di sản, truyền thống của đất nước nhưng không lạc hậu. Xây dựng một thành phố hội tụ đầy đủ yếu tố của nhân loại, một thành phố hội nhập, hưởng thụ di sản văn hóa thế giới bên cạnh các bản sắc văn hóa vốn có là nhiệm vụ tất yếu của tất cả công dân đang sinh sống tại TP.HCM.

Phương Uyên
(Theo Tuổi trẻ Online) 

Thứ Ba, 18 tháng 6, 2019

Kiên Giang xin thành lập thành phố biển đảo Phú Quốc


UBND tỉnh Kiên Giang vừa có tờ trình Chính phủ xin chủ trương thành lập TP. Phú Quốc trên cơ sở huyện đảo Phú Quốc. Nếu được thông qua, đây sẽ là thành phố biển đảo đầu tiên của cả nước với hơn 40 hòn đảo lớn nhỏ.

Cụ thể, trong phương án trình Chính phủ, UBND tỉnh Kiên Giang dự kiến thành lập TP. Phú Quốc với 8 phường, một xã trực thuộc gồm: phường Dương Đông, Dương Tơ, An Thới, Hàm Ninh, Cửa Dương, Cửa Cạn, Gành Bầu, Bãi Thơm và xã Thổ Châu.


Sau khi thành lập, diện tích tự nhiên của TP. Phú Quốc sẽ vào khoảng 589,2km2, quy mô dân số 127.709 người và nằm cách TP. Rạch Giá – trung tâm hành chính tỉnh Kiên Giang 120km về phía Tây Nam.

UBND tỉnh Kiên Giang cho biết, đây là ý chí và nguyện vọng của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Phú Quốc nói riêng và tỉnh Kiên Giang nói chung. Hiện nay, huyện đảo Phú Quốc là đơn vị hành chính cấp huyện loại I trực thuộc tỉnh Kiên Giang. Nhưng mô hình chính quyền nông thôn hiện nay không còn khả năng đáp ứng yêu cầu quản lý trong tình hình mới, với nhiều khó khăn, bất cập. Đặc biệt là quản lý nhân khẩu, hộ khẩu, hộ tịch, quản lý xây dựng, trật tự xây dựng, cấp phép đầu tư, vấn đề môi trường sinh thái…

Do đó, việc thành lập thành phố Phú Quốc là cần thiết để thiết lập mô hình quản lý theo chính quyền đô thị cho phù hợp. Đồng thời, tạo sức hấp dẫn thu hút đầu tư, tạo đà phát triển kinh tế và khơi dậy tiềm năng du lịch…

Mặt khác, Phú Quốc từng là một trong những đơn vị dự kiến lập đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt khi Luật Đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt được thông qua. Song hiện nay dự luật này đang phải dừng lại để nghiên cứu thêm.

Vì vậy, UBND tỉnh Kiên Giang muốn thành lập TP. Phú Quốc trước khi Quốc hội thông qua Luật Đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt, để sau đó tỉnh này sẽ đề xuất thành lập đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt Phú Quốc trên cơ sở TP. Phú Quốc.

Được biết trước đó, đề án thành lập đơn vị TP. Phú Quốc trực thuộc tỉnh của UBND tỉnh Kiên Giang đã được Thủ tướng Chính phủ đồng ý phê duyệt, nhằm tạo điều kiện cho Phú Quốc phát huy tốt hơn các tiềm năng và phù hợp với tình hình thực tế của huyện đảo lớn nhất nước này (gần 600.000km2).
Đồng thời, Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ cũng giao UBND tỉnh Kiên Giang xây dựng Đề án thành lập Đặc khu Phú Quốc theo chỉ đạo của Chính phủ.

(Theo Dân trí) 

Thứ Năm, 13 tháng 6, 2019

Phê duyệt quy hoạch khu đô thị 678ha ở cửa khẩu Móng Cái (Quảng Ninh)


Mới đây, UBND tỉnh Quảng Ninh đã phê duyệt quy hoạch phân khu xây dựng tỷ lệ 1/2.000 khu trung tâm đô thị tích hợp mới (ký hiệu Cl) - thuộc Khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái.


Theo đó, khu trung tâm đô thị tích hợp mới có quy mô, diện tích quy hoạch khoảng 687ha; dân số dự báo đến năm 2025 khoảng 2.300 người. Khu trung tâm có vị trí phía Đông giáp khu vực nuôi trồng thủy sản (Khu đô thị mới - khu C2 Khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái); Phía Nam giáp khu vực nuôi trồng thủy sản, đất nông nghiệp (Khu đô thị mới - khu C2 Khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái); Phía Tây giáp khu dân cư hiện trạng, đất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản (Khu đô thị mới - khu C2 Khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái); Phía Bắc giáp khu dân cư hiện trạng, đất nông nghiệp (Khu đô thị hiện hữu - khu C3 Khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái).

Quy hoạch nhằm hình thành nên hệ thống không gian đô thị, dịch vụ, gắn kết hài hòa với đặc điếm địa hình tự nhiên, mặt nước và hệ sinh thái, trở thành khu chức năng đô thị đặc thù của Khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái. Đây là cơ sở pháp lý để triển khai lập quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500, lập dự án đầu tư xây dựng, quản lý xây dựng và kiểm soát phát triển đô thị theo quy hoạch trên địa bàn.

Bên cạnh đó, xây dựng khu trung tâm hành chính, tài chính... của TP. Móng Cái và Khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái; là khu đô thị đầu mối, một đô thị dịch vụ thương mại, tài chính, ngân hàng làm cửa ngõ phía Tây của Khu kinh tế cửa khấu Móng Cái.

(Theo Nhịp sống kinh tế) 

Thứ Năm, 6 tháng 6, 2019

Sẽ mở rộng KĐT ven biển Cái Rồng, huyện Vân Đồn


Khu đô thị (KĐT) ven biển thị trấn Cái Rồng, huyện Vân Đồn đã được UBND tỉnh Quảng Ninh đồng ý cho liên danh Công ty TNHH Đầu tư thương mại thủy sản Thống Nhất và Công ty CP Eurowindow thực hiện nghiên cứu ý tưởng quy hoạch mở rộng.

Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh, Thường trực Tỉnh ủy đã nhận được báo cáo về ranh giới nghiên cứu dự án do liên ngành tỉnh thống nhất để xem xét, quyết định.


Liên danh được UBND tỉnh yêu cầu cần đảm bảo ý tưởng quy hoạch dự án phải có sự khớp nối với các dự án hiện hữu tại khu vực lân cận như: Quy hoạch xây dựng bến hành khách du lịch tại thị trấn Cái Rồng, huyện Vân Đồn, tỷ lệ 1/500; KĐT phân khu 2, 3 của KĐT Cái Rồng; KĐT ven biển thị trấn Cái Rồng… đồng thời, đảm bảo phù hợp với định hướng Điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Vân Đồn đang được thực hiện.

Ý tưởng quy hoạch cần nghiên cứu phương án đảm bảo vấn đề an sinh xã hội và ổn định cuộc sống cho khoảng 230-250 hộ dân đang sinh sống ổn định trong khu dân cư hiện hữu cũng như các hộ dân không nằm trong vùng dự án.

(Theo Báo Xây dựng Online) 

Chủ Nhật, 2 tháng 6, 2019

Dự án sân golf 18 lỗ cạnh cầu Cần Thơ được phê duyệt


Chủ trương đầu tư dự án sân golf Cồn Ấu 18 lỗ, nằm trên địa bàn phường Hưng Phú, quận Cái Răng, TP. Cần Thơ đã được Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng thông qua ngày 29/5, tại Quyết định số 645/QĐ-TTg.

Quy mô diện tích của dự án sân golf 18 lỗ trên Cồn Ấu theo quy hoạch là 77,31ha, do Công ty CP Vinpearl làm chủ đầu tư với tổng số vốn thực hiện trên 1.139 tỉ đồng, trong đó, có hơn 227,9 tỉ đồng vốn chủ sở hữu, còn hơn 911 tỉ đồng là vốn vay.


Dự án sân golf Cồn Ấu sẽ được thực hiện và đưa vào sử dụng sau 30 tháng, tính từ thời điểm chủ trương đầu tư được phê duyệt (ngày 29/5/2019). Theo đó, dự kiến, đến quý 1/2021, toàn bộ dự án sẽ được hoàn thành và đưa vào sử dụng trong thời gian 50 năm.

Theo Quyết định, UBND TP. Cần Thơ cần chịu trách nhiệm trước Chính phủ về những thông tin, số liệu báo cáo tại hồ sơ dự án cũng như những nội dung giải trình, tiếp thu của nhà đầu tư và các nội dung đã thẩm định theo quy định của pháp luật.

Cùng với đó, có trách nhiệm chỉ đạo các cơ quan chức năng thực hiện công tác kiểm tra, giám sát khâu giải phóng mặt bằng, bố trí tái định cư, đào tạo và bố trí việc làm cho người dân nằm trong diện giải tỏa, cam kết của nhà đầu tư với người lao động bị thu hồi đất để phục vụ triển khai dự án; đảm tiến độ dự án theo đúng cam kết và đúng quy định của pháp luật; khai thác nguồn tài nguyên nước và xả thải vào nguồn nước (nếu có) theo đúng luật định; đảm bảo phù hợp với quy hoạch phòng, chống sạt lở các sông, rạch trên địa bàn TP. Cần Thơ trong quá trình thực hiện dự án.

Về phía chủ đầu tư là Công ty CP Vinpearl, Chính phủ yêu cầu cần đảm bảo thực hiện dự án theo đúng quy định của pháp luật về đầu tư, xây dựng, đất đai, tài nguyên môi trường, tài nguyên nước và các quy định liên quan của pháp luật; cần đảm bảo đủ vốn theo đúng luật định để triển khai dự án đúng tiến độ cam kết; chịu hoàn toàn trách nhiệm về hiệu quả đầu tư dự án.

Đồng thời, chủ đầu tư cần phải phối hợp với Bộ Tài nguyên & Môi trường trong việc thực hiện thay đổi phần diện tích sân golf tại quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

Tổng diện tích của Cồn Ấu là khoảng 130ha. Tại đây, đã có dự án resort cao cấp Azerai của Tập đoàn Novaland được đưa vào hoạt động.

(Theo thesaigontimes) 

Thứ Năm, 30 tháng 5, 2019

Đồng Nai: Điều chỉnh địa giới hành chính Dự án sân bay Long Thành


Nhằm phục vụ cho Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành, ngày 29/5, UBND tỉnh Đồng Nai đã tổ chức lễ công bố Nghị quyết của UBTV Quốc hội về việc giải thể, điều chỉnh địa giới hành chính 6 xã trên địa bàn huyện Long Thành.


Cụ thể, toàn bộ địa giới của xã Suối Trầu sẽ bị xóa trắng kể từ ngày 1/6/2019. Nguyên nhân là do có gần 1.360ha của xã này thuộc vùng dự án sân bay Long Thành và sáp nhập 126ha vào ấp 3, xã Bàu Cạn. 

Sau khi thực hiện giải tỏa toàn bộ địa giới xã Suối Trầu, cán bộ, công nhân viên chức của xã sẽ được chuyển về công tác tại UBND xã Bình Sơn, còn người dân sẽ chuyển đến khu tái định cư xã Bình Sơn để sinh sống. Tổng diện tích của xã Bình Sơn sau khi điều chỉnh sẽ tăng lên thành 7.420ha, trong đó, diện tích đất thuộc sân bay Long Thành là 5.000ha.

Sẽ có 5.000ha đất được Nhà nước thu hồi để phục vụ cho Dự án sân bay Long Thành và gần 4.900 hộ dân nằm trong vùng bị ảnh hưởng bởi dự án cấp quốc gia này.
(Theo saigondautu) 

Thứ Tư, 29 tháng 5, 2019

Suýt mất nhà vì để cỏ mọc quá cao


Vì không có người cắn xén trong 2 tháng vắng nhà nên cỏ trong vườn của một người đàn ông Mỹ đã mọc vượt quy định và thành phố đã âm thầm phạt ông 500 đôla/ngày vì vấn đề này.
Tháng 5/2018, ông Jim Ficken (69 tuổi, đã nghỉ hưu, sống ở thành phố Tampa (Florida) phải đến bang Nam Carolina để xử lý tài sản của người mẹ quá cố và có nhờ người bạn xén cỏ trong vườn nhà hộ. Tuy nhiên, chỉ sau vài ngày ông đi vắng, người này cũng qua đời.


Khoảng sân vườn trước nhà ông Jim liên tục bị chính quyền thành phố Tampa kiểm tra vì vào năm 2015 (khoảng thời gian ông đi chăm mẹ ốm), ông từng để cỏ mọc cao hơn 10cm. Trong lần đi này, chính quyền địa phương đã phạt ông mỗi ngày 500 đôla (khoảng 11,6 triệu đồng) vì để cỏ mọc quá quy định, nhưng lại không hề có bất kỳ thông báo nào đến ông.
Ông về nhà vào tháng 7 và bắt tay vào dọn dẹp khu vườn. Trong khoảng thời gian đó, thành phố không hề thông báo về khoản phạt cho ông biết. Đến ngày 4/9/2018, thành phố có gửi thư mời ông Jim Ficken đến họp, nhưng ông đang trên đường đến bang Nam Carolina để giải quyết các vấn đề liên quan đến tài sản của người mẹ quá cố. Dù không có mặt Jim nhưng chính quyền thành phố vẫn họp và xác định khoản phạt của ông là gần 30.000 đôla (gần 700 triệu đồng), trong khi, ngôi nhà có giá khoảng 125.500 đôla (2,9 tỉ đồng).
Trở về nhà được hơn 10 ngày thì ông Jim biết về khoản tiền phạt khổng lồ, ông nói: "Tôi đã rất sốc. Ôi trời ơi, tôi đã bị lừa". Vì đã nghỉ hưu nên ông không có đủ số tiền để nộp phạt. Để ép ông phải nộp phạt, thành phố tiếp tục ra thông báo sẽ tịch thu nhà vào hồi tháng 2 vừa qua.
Lúc này, ông Jim đã phải tìm đến Viện công lý để nhờ giúp đỡ và tất cả 9 thẩm phán ở đây đều nhất trí các tiểu bang cũng như chính quyền địa phương không được phép phạt tiền quá mức đối với những trường hợp như thế này. Vụ kiện của người đàn ông này đã được Viện công lý tiếp nhận. Ông Bargil, luật sư trưởng Viện công lý nói: "Không ai nên mất nhà vì có cỏ cao".
Về phía chính quyền thành phố Tampa, họ có vẻ không nao núng khi bị kiện, bởi, các hình phạt đối với vi phạm đã được họ thi hành hết sức nghiêm khắc trong suốt gần thập niên nay. Trong năm 2018, chính quyền này đã thu được khoản tiền phạt vi phạm gần 1,3 triệu đôla, tăng nhiều lần so với mức 34.000 đôla của năm trước.
(Theo vnexpress)

Thứ Năm, 23 tháng 5, 2019

Đầu tư cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu hơn 22.000 tỷ đồng

Chủ trương đầu tư cao tốc Hòa Bình – Mộc Châu đã được Thủ tướng phê duyệt vào cuối tuần qua với tổng vốn hơn 22.000 tỷ đồng.
Tổng chiều dài của tuyến đường là khoảng 85km, trong đó, đoạn chạy qua địa phận huyện Đà Bắc và TP. Hòa Bình dài 49km, đoạn chạy qua huyện Vân Hồ và Mộc Châu (Sơn La) dài 36km. Dự án được đầu tư xây dựng theo hình thức đối tác công tư (PPP).


Giai đoạn 1 của dự án sẽ triển khai làm nền đường cao tốc rộng 17m, mặt đường rộng 14m, quy mô 4 làn xe, chiều rộng của dải phân cách và an toàn là 1.5 m, thiết kế làn dừng xe khẩn cấp không liên tục. Vào giai đoạn hoàn thiện, tiếp tục mở rộng nền đường lên thành 22m, vẫn giữ nguyên chiều rộng mặt đường là 14m, quy mô 4 làn xe, thiết kế 2 làn dừng xe khẩn cấp có bề mặt rộng 5m, chiều rộng của dải phân cách và an toàn là 1.5 m.
Tốc độ di chuyển của các phương tiện giao thông trên tuyến đường là 80 km/h, riêng với những đoạn chạy qua địa hình khó khăn cho phép thiết kế là 60 km/h. Dự kiến, cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu sẽ được triển khai từ năm 2019-2024. 
Tổng đầu tư giai đoạn 1 của dự án là hơn 22.000 tỷ đồng. Trong đó, Nhà nước sẽ tham gia góp vốn khoảng 5.000 tỷ đồng bằng quỹ đất của địa phương hai tỉnh Hòa Bình, Sơn La; nhà đầu tư sẽ huy động trên 17.000 tỷ đồng cho hợp phần BOT, thu phí hoàn vốn trong 26 năm.
Dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu được kỳ vọng sẽ góp phần giải quyết nhu cầu về vận tải kết nối trung tâm kinh tế, chính trị với các tỉnh Tây Bắc, giúp giảm tải cho quốc lộ 6 hiện nay và thúc đẩy kinh tế - xã hội của các khu vực này phát triển tốt hơn.
(Theo vnexpress) 

Thứ Ba, 21 tháng 5, 2019

Điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội


Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng vừa có ý kiến về việc điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội.


Theo đó, về việc điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ đã giao UBND TP. Hà Nội chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu quy hoạch các khu đô thị hiện đại, có hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đồng bộ trong các khu vực: Đông Anh, Gia Lâm, Yên Viên và Long Biên, hạn chế tối đa việc xây dựng các công trình thấp tầng, góp phần giảm tải khu vực nội đô lịch sử.

UBND TP. Hà Nội báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội - Khu vực xây dựng Trung tâm Hội chợ triển lãm quốc gia tại huyện Đông Anh.

Phó Thủ tướng giao UBND TP. Hà Nội thống nhất với Bộ Xây dựng báo cáo Thủ tướng Chính phủ phương án điều chỉnh một phần quỹ đất trên địa bàn huyện Gia Lâm để xây dựng các khu đô thị hiện đại, công viên chuyên đề, công viên giải trí, các khu công viên cây xanh; tạo ra khu đô thị hấp dẫn, thu hút người dân, góp phần giảm tải dân số khu vực nội đô lịch sử, đảm bảo quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật quy hoạch đô thị và yêu cầu phát triển bền vững.

(Theo hanoimoi) 

Thứ Hai, 20 tháng 5, 2019

Hàng triệu ngôi nhà bị bỏ hoang tại Nhật


Một báo cáo mới đây cho thấy cứ 7 căn nhà tại Nhật Bản lại có 1 căn bị bỏ hoang, với tổng số nhà không có người ở tại nước này lên đến 8,46 triệu căn. Nguyên nhân của tình trạng này là do các căn nhà mới vẫn thi nhau mọc lên trong khi dân số đang giảm dần.


Báo Nikkei Asian Review dẫn kết quả một khảo sát mới đây của chính phủ cho biết số nhà bị bỏ hoang tại Nhật đã tăng thêm 260.000 căn, tương đương 13,6% tổng nguồn cung nhà ở.

Các căn nhà xây mới tại Nhật thường không được sử dụng ngay mà nhằm mục đích bán lại trong tương lai, cho thuê hoặc chỉ dùng một vài lần trong năm để nghỉ dưỡng. Một số khác thì bị bỏ dở trong quá trình xây dựng.

Nơi có tỷ lệ nhà bỏ hoang cao nhất là vùng phía Bắc núi Phú Sĩ, vốn là địa điểm nghỉ dưỡng nổi tiếng. Báo cáo cũng chỉ ra rằng sự chuyển dịch dân cư từ vùng nông thôn sang thành thị đang khiến số nhà bỏ hoang tại Nhật tăng cao.

Một điều lạ lùng là người ta thường tìm thấy những khoản tiền mặt rải rác trong các căn nhà bỏ hoang này khi thực hiện tháo dỡ. Nikken Asian Review tiết lộ đội ngũ tháo dỡ đã thu được số tiền tương đương 200.000 USD tai một căn nhà hoang ở Tokyo năm 2018.

Tình trạng nhà bị bỏ hoang số lượng lớn không chỉ xảy ra ở Nhật Bản. Một cuộc khảo sát năm 2017 cho thấy kết quả 1/5 nhà ở tại khu vưc thành thị Trung Quốc không có người ở, tương đương 65 triệu căn.

Hoài Thơm
(Theo Enternews.vn) 

Thứ Tư, 15 tháng 5, 2019

Đất nền khu vực nào đang được rao bán mạnh?


Lượng tin đăng bán đất nền dự án, đất thổ cư trong tháng 4/2019 sụt giảm tại TP.HCM nhưng tăng tại Hà Nội và nhiều tỉnh thành thuộc cả 3 khu vực Bắc - Trung - Nam.

Theo báo cáo thị trường tháng 4/2019 của Batdongsan.com.vn, tại Hà Nội, so với tháng 3/2019, lượng tin đăng trong tháng 4 tăng ở hầu hết các loại hình bất động sản. Trong đó, đất thổ cư có mức tăng mạnh nhất là 26%, chủ yếu tập trung tại các quận huyện như Gia Lâm, Đông Anh, Thạch Thất, Quốc Oai. Đất nền dự án có mức tăng 2%. Đất thổ cư, đất nền Đông Anh tiếp tục được săn tìm nhiều nhất, sau đó là tại khu vực quận Long Biên, Hà Đông, Nam Từ Liêm và Bắc Từ Liêm. Điều này được cho là dễ hiểu khi quỹ đất tại khu trung tâm đã ngày càng khan hiếm, người mua dần dịch chuyển sang những quận, huyện vùng ven để tìm kiếm cơ hội.


Trái ngược với thị trường Hà Nội, tin đăng sản phẩm đất nền dự án, đất thổ cư tại TP.HCM trong tháng 4 lại có sự sụt giảm. Đây cũng là diễn biến chung của hầu hết các loại hình bất động sản khác với mức giảm dao động trong khoảng 4-17%. Giảm mạnh nhất là loại hình đất nền dự án, đặc biệt tại quận 2, quận 9, Thủ Đức và Củ Chi. Loại hình đất thổ cư cũng có lượng tin đăng giảm 4%. Theo ông Nguyễn Quốc Anh, Phó Tổng giám đốc Batdongsan.com.vn, nguồn cung đầu năm thấp là nguyên nhân chính khiến lượng tin đăng mới giảm tại hầu hết các loại hình bất động sản bán tại TP.HCM.

Về mức độ quan tâm, đất nền, đất thổ cư tại quận 9 được tìm kiếm nhiều nhất, sau đó là quận 12, Bình Chánh, Thủ Đức, Củ Chi.

Đất nền tỉnh lẻ cả 3 miền Bắc - Trung - Nam, đặc biệt tại các khu vực gần những thị trường lớn, được đầu tư hạ tầng mạnh tiếp tục có lượng tin đăng rao bán tăng trong tháng 4.

Tại các tỉnh lân cận Hà Nội, Bắc Giang và Hải Dương là 2 tỉnh ghi nhận có lượng tin đăng tăng mạnh trong tháng 4 với mức tăng lần lượt là 38% và 12%. Nguyên nhân là do thị trường này có thêm dự án đất nền mới được chào bán như dự án Kosy Bắc Giang với quy mô 23,3ha.

Ở khu vực miền Trung, sau khi chính quyền vào cuộc làm rõ các thông tin sốt đất, đất nền Đà Nẵng trở nên im ắng hơn, lượng tin đăng giảm đến 25% so với tháng trước đó, đặc biệt tại quận Ngũ Hành Sơn và Liên Chiểu. Thay vào đó, nhờ sức nóng của các dự án hạ tầng và xu hướng dịch chuyển của người mua, lượng tin đăng tại Bình Thuận và Quảng Ngãi đã có sự gia tăng. Đặc biệt, so với tháng 3, lượng tin đăng tại tỉnh Bình Thuận tăng đến 228%, tập trung tại TP. Phan Thiết và khu vực xung quanh dự án sân bay mới.

Còn tại miền Nam, một số thị trường nổi lên trong tháng 4 là Bà Rịa - Vũng Tàu và Đồng Nai với lượng tin đăng tăng lần lượt là 15% và 12%. Cụ thể, được rao bán nhiều nhất là các sản phẩm đất nền tại huyện Biên Hòa, Long Thành, Nhơn Trạch (Đồng Nai) và đất thổ cư tại huyện Tân Thành (Bà Rịa - Vũng Tàu).

Phùng Dung
(Theo Enternews.vn) 

Thứ Tư, 8 tháng 5, 2019

Đất nền khu vực nào đang được rao bán mạnh?

Lượng tin đăng bán đất nền dự án, đất thổ cư trong tháng 4/2019 sụt giảm tại TP.HCM nhưng tăng tại Hà Nội và nhiều tỉnh thành thuộc cả 3 khu vực Bắc - Trung - Nam.

Theo báo cáo thị trường tháng 4/2019 của Batdongsan.com.vn, tại Hà Nội, so với tháng 3/2019, lượng tin đăng trong tháng 4 tăng ở hầu hết các loại hình bất động sản. Trong đó, đất thổ cư có mức tăng mạnh nhất là 26%, chủ yếu tập trung tại các quận huyện như Gia Lâm, Đông Anh, Thạch Thất, Quốc Oai. Đất nền dự án có mức tăng 2%. Đất thổ cư, đất nền Đông Anh tiếp tục được săn tìm nhiều nhất, sau đó là tại khu vực quận Long Biên, Hà Đông, Nam Từ Liêm và Bắc Từ Liêm. Điều này được cho là dễ hiểu khi quỹ đất tại khu trung tâm đã ngày càng khan hiếm, người mua dần dịch chuyển sang những quận, huyện vùng ven để tìm kiếm cơ hội.


Trái ngược với thị trường Hà Nội, tin đăng sản phẩm đất nền dự án, đất thổ cư tại TP.HCM trong tháng 4 lại có sự sụt giảm. Đây cũng là diễn biến chung của hầu hết các loại hình bất động sản khác với mức giảm dao động trong khoảng 4-17%. Giảm mạnh nhất là loại hình đất nền dự án, đặc biệt tại quận 2, quận 9, Thủ Đức và Củ Chi. Loại hình đất thổ cư cũng có lượng tin đăng giảm 4%. Theo ông Nguyễn Quốc Anh, Phó Tổng giám đốc Batdongsan.com.vn, nguồn cung đầu năm thấp là nguyên nhân chính khiến lượng tin đăng mới giảm tại hầu hết các loại hình bất động sản bán tại TP.HCM.

Về mức độ quan tâm, đất nền, đất thổ cư tại quận 9 được tìm kiếm nhiều nhất, sau đó là quận 12, Bình Chánh, Thủ Đức, Củ Chi.

Đất nền tỉnh lẻ cả 3 miền Bắc - Trung - Nam, đặc biệt tại các khu vực gần những thị trường lớn, được đầu tư hạ tầng mạnh tiếp tục có lượng tin đăng rao bán tăng trong tháng 4.

Tại các tỉnh lân cận Hà Nội, Bắc Giang và Hải Dương là 2 tỉnh ghi nhận có lượng tin đăng tăng mạnh trong tháng 4 với mức tăng lần lượt là 38% và 12%. Nguyên nhân là do thị trường này có thêm dự án đất nền mới được chào bán như dự án Kosy Bắc Giang với quy mô 23,3ha.

Ở khu vực miền Trung, sau khi chính quyền vào cuộc làm rõ các thông tin sốt đất, đất nền Đà Nẵng trở nên im ắng hơn, lượng tin đăng giảm đến 25% so với tháng trước đó, đặc biệt tại quận Ngũ Hành Sơn và Liên Chiểu. Thay vào đó, nhờ sức nóng của các dự án hạ tầng và xu hướng dịch chuyển của người mua, lượng tin đăng tại Bình Thuận và Quảng Ngãi đã có sự gia tăng. Đặc biệt, so với tháng 3, lượng tin đăng tại tỉnh Bình Thuận tăng đến 228%, tập trung tại TP. Phan Thiết và khu vực xung quanh dự án sân bay mới.

Còn tại miền Nam, một số thị trường nổi lên trong tháng 4 là Bà Rịa - Vũng Tàu và Đồng Nai với lượng tin đăng tăng lần lượt là 15% và 12%. Cụ thể, được rao bán nhiều nhất là các sản phẩm đất nền tại huyện Biên Hòa, Long Thành, Nhơn Trạch (Đồng Nai) và đất thổ cư tại huyện Tân Thành (Bà Rịa - Vũng Tàu).

Phùng Dung

(Theo Enternews.vn) 

Thứ Ba, 7 tháng 5, 2019

Ngân hàng rao bán hàng loạt bất động sản để giảm nợ xấu


Một số ngân hàng như Sacombank, Agribank mới đây đã rao bán hàng loạt bất động sản là quyền sử dụng đất trên địa bàn TP.HCM, Hà Nội... để thu hồi nợ.

Cụ thể, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín (Sacombank) hiện đang rao bán 37 quyền sử dụng đất diện tích 7,2 ha tại ấp Phước Yên (xã Phú Quới, huyện Long Hồ, Vĩnh Long). Khu đất nằm trong dự án khu dân cư - dịch vụ Phước Yên, có tổng trị giá là 343,4 tỉ đồng. Trong số này, có 3,5 ha đất ở nông thôn sử dụng lâu dài, còn lại là 3,7 ha đất thương mại dịch vụ có thời gian sử dụng đến 30/8/2062.


Ngân hàng này cũng đang rao bán một số bất động sản khác tọa lạc tại những vị trí đắc địa trung tâm TP.HCM. Đơn cử như bất động sản tại 28 - 30 Nguyễn Biểu (phường 1, quận 5) có diện tích 1.774 m2, giá rao bán là 195,2 tỉ đồng; hay bất động sản có diện tích 254,54 m2 tại số 391 - 397 Trần Hưng Đạo (phường 10, quận 5) trị giá 63,9 tỉ đồng... Một bất động sản khác có diện tích 270,5 m2 tại 333 Điện Biên Phủ (phường 4, quận 3) có giá rao bán 58 tỉ đồng...

Số liệu báo cáo cho thấy, trong năm 2018 vừa qua, Sacombank đã xử lý thêm gần 12.500 tỉ đồng nợ xấu và tài sản tồn đọng, cũng như các khoản nợ đã bán cho VAMC. Nhờ đó tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng này giảm xuống 2,11% trong năm 2018. Trong năm 2017, ngân hàng này cũng từng thu hồi gần 20.000 tỉ đồng nợ xấu (đáng chú ý nhất là khoản nợ lớn như dự án bất động sản tại khu công nghiệp Long An có giá trị lên tới 9.200 tỉ đồng), kéo giảm tỷ lệ nợ xấu xuống 4,59%. Thời điểm cuối tháng 3 vừa qua, Sacombank tiếp tục bán ra các tài sản để xử lý nợ xấu, giúp giảm tỷ lệ xuống 2,08%.


Ngoài Sacombank, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn VN (Agribank) cũng sẽ thực hiện đấu giá nhiều tài sản thu hồi nợ. Cụ thể, trong tuần tới, ngân hàng này sẽ bán 329,4 m2 tại khu đất xây dựng nhà ở (phường Việt Hưng, quận Long Biên, Hà Nội) với giá trị 28,1 tỉ đồng; bán quyền sử dụng và tài sản gắn liền với đất tại tổ 7, phường Đức Giang, quận Long Biên, Hà Nội có diện tích 136 m2, giá hơn 8,3 tỉ đồng...

(Theo Thanh Niên) 

Thứ Tư, 24 tháng 4, 2019

Dự kiến đầu tư hơn 10.000 tỷ đồng xây cao tốc nối TP.HCM với Tây Ninh


Theo thông tin từ ông Nguyễn Văn Tám - Phó giám đốc Sở Giao thông Vận tải (GTVT) TP.HCM, Ban Quản lý dự án 2 (Tổng cục Đường bộ) vừa trình thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đường cao tốc TP.HCM - Mộc Bài lên Bộ Giao thông vận tải.

Theo báo cáo, chiều dài của tuyến cao tốc là 53,5km với điểm bắt đầu là đường Vành đai 3, thuộc địa phận huyện Hóc Môn, TP.HCM, chạy đi song song với đường sắt Tân Chánh Hiệp - Trảng Bàng của tỉnh Tây Ninh. Đến ga đường sắt Gò Dầu rẽ phải, cắt qua quốc lộ 22B, tiếp tục rẽ phải, vượt sông Vàm Cỏ đi về phía quốc lộ 22 kết nối với cửa khẩu Mộc Bài.


Ban Quản lý dự án 2 đề xuất đầu tư xây dựng công trình theo 2 giai đoạn. Trong đó, giai đoạn 1 có tổng mức đầu tư gần 10.700 tỷ đồng, được chia thành 2 phần: TP.HCM - Trảng Bàng dài 33km, quy mô 4 làn xe, tốc độ thiết kế 120 km/h và Trảng Bàng - Mộc Bài, dài 20,5km, quy mô 4 làn xe, tốc độ 80 km/h. Dự kiến, giai đoạn 1 sẽ được triển khai theo hình thức đối tác công - tư (PPP). Giai đoạn 2 sẽ tiến hành thi công 6-8 làn xe.

Cả UBND TP.HCM và tỉnh Tây Ninh đều thống nhất gửi văn bản kiến nghị Bộ GTVT báo cáo Thủ tướng chấp thuận để TP.HCM tổ chức triển khai dự án, cùng Tây Ninh phối hợp thực hiện.

Về kinh phí bồi thường dự án, 2 địa phương đề xuất sẽ tự lo, trong đó, TP.HCM lo khoảng 2.000 tỷ đồng, còn Tây Ninh lo 1.000 tỷ; còn lại gần 8.000 tỷ phần kinh phí xây lắp, đầu tư kiến nghị Chính phủ cho đấu thầu hoặc chỉ định thầu.

Mục đích xây dựng cao tốc TP.HCM - Mộc Bài là nhằm phá bỏ thế độc đạo của quốc lộ 22, giúp quãng đường di chuyển từ Sài Gòn đến cửa khẩu quốc tế Mộc Bài được rút ngắn, tạo sự kết nối vùng kinh tế trọng điểm phía Nam với hành lang kinh tế Đông - Tây, hệ thống đường xuyên Á qua cao tốc Phnom Penh - Bavet của Campuchia, từ đó, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, tăng khả năng cạnh tranh của nền kinh tế.

Đồng thời, công trình cũng được kỳ vọng sẽ giúp làm giảm tình trạng ùn tắc và tai nạn giao thông trên quốc lộ 22; tạo điều kiện thuận lợi để các khu công nghiệp, khu chế xuất dọc tuyến trên địa bàn tỉnh Tây Ninh phát triển, nhất là Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài.

(Theo vnexpress)

Thứ Hai, 22 tháng 4, 2019

Hà Nội: Tuyến đường nối với Đại lộ Thăng Long sắp được triển khai


Tuyến đường thuộc cấp hạng đường đô thị liên khu vực và nằm trong chỉ giới đường đỏ liên khu vực nối với 3 phân khu đô thị S1, S2, S3, tỷ lệ 1/500 - tuyến số 2, thuộc Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô và Quy hoạch giao thông vận tải mà Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt trước đó.


Theo quy hoạch, tuyến đường có tổng chiều dài khoảng 15,23km, trong đó, điểm đầu (điểm 1) giao với đường liên khu vực phía Đông Bắc phân khu đô thị S1; điểm cuối (điểm 13) nằm ở mốc giao với ranh giới giữa phân khu đô thị S3 và GS.

Sẽ bố trí 5 nút giao thông khác mức theo dọc theo tuyến đường, tại các vị trí giao với: Đường trục Tây Thăng Long, Quốc lộ 32, trục Tây Hồ - Ba Vì, đường liên khu vực phía nam khu đô thị S2 và giao với Đại lộ Thăng Long.

Đa số các nút giao với những tuyến đường ngang hiện hữu và đường quy hoạch khác là nút giao thông bằng. Trong quá trình lập quy hoạch chi tiết hai bên tuyến đường và các dự án xây dựng các tuyến đường ngang đã được được cấp thẩm quyền phê duyệt, sẽ xác định chỉ giới đường đỏ cụ thể của các nút giao.

(Theo Báo Xây dựng Online) 

Chủ Nhật, 14 tháng 4, 2019

Siêu Ủy ban xin xây trụ sở mới 2,5ha tại Tây Hồ Tây


Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước cho rằng, cơ sở hiện tại đã bị xuống cấp nên muốn được bố trí đất tại khu Tây Hồ Tây để xây trụ sở mới.

Mới đây, Bộ Xây dựng đã nhận được văn bản của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước (Siêu Ủy ban) với nội dung đề nghị cơ quan này xem xét báo cáo Thủ tướng chấp thuận chủ trương xây dựng trụ sở mới. Cụ thể, Ủy ban đề xuất bố trí khoảng 1,5–2,5 ha đất tại phía Tây Hồ Tây, Hà Nội để đầu tư xây dựng dự án theo hình thức hợp đồng xây dựng - thuê dịch vụ - chuyển giao (BLT).


Theo nội dung văn bản, năm 2018, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước được thành lập và đặt cơ sở tại khu đất rộng 1.313m2, số 8 Khúc Hạo (quận Ba Đình). Nhưng hiện cơ sở nhà đất này đã xuống cấp và đang trong quá trình lập dự án cải tạo nên chưa được sử dụng.

"Do nhu cầu cấp bách cần có diện tích cho cán bộ làm việc, Ủy ban đã và đang tạm sử dụng trụ sở của Văn phòng Chính phủ tại số 6 Bà Huyện Thanh Quan, Hà Nội, đồng thời phải xin Thủ tướng cho phép thuê thêm trụ sở", nội dung văn bản nêu. 

Cơ quan này cho rằng, việc trụ sở mới được xây dựng ở khu vực Tây Hồ Tây sẽ tạo điều kiện thuận lợi để tập trung vào một đầu mối làm việc cũng như xây dựng bộ máy phát triển về sau.

Tại Quyết định ban hành năm 2014 trước đó, nhiệm vụ Quy hoạch xây dựng trụ sở làm việc của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ tập trung ở phía Tây Hồ Tây và khu Mễ Trì đã được Thủ tướng phê duyệt. Thời gian gần đây, thực hiện nhiệm vụ bổ sung phương án quy hoạch do Bộ trưởng Xây dựng giao, Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn quốc gia (VIUP) đã đề xuất 3 phương án di dời với chi phí dao động trong khoảng 12.000-17.000 tỷ đồng. 

(Theo vnexpress) 

Thứ Tư, 10 tháng 4, 2019

Đề nghị Trung ương hỗ trợ hơn 3.000 tỷ đồng để đầu tư dự án sân bay Sa Pa


Mới đây, UBND tỉnh Lào Cai đã đề nghị Thủ tướng Chính phủ chấp thuận hình thức đầu tư đối tác công tư (PPP); đồng thời đề nghị Trung ương hỗ trợ hơn 3.000 tỷ đồng để đầu tư dự án đầu tư xây dựng cảng hàng không Sa Pa.


Cụ thể, tổng kinh phí UBND tỉnh Lào Cai đề nghị Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành trung ương xem xét cân đối từ ngân sách Trung ương hỗ trợ để tỉnh đầu tư xây dựng khu bay và đường trục vào cảng là 3.088,781 tỷ đồng.

Được biết, ngân sách địa phương cân đối thực hiện công tác giải phóng mặt bằng, tái định cư và rà phá bom mìn với kinh phí là 910,6 tỷ đồng. Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam sẽ đầu tư phần vốn xây dựng các công trình quản lý bay trị giá 131,7 tỷ đồng.

UBND tỉnh Lào Cai kêu gọi nhà đầu tư tư nhân để đầu tư xây dựng khu hàng không dân dụng và kho nhiên liệu hàng không với chi phí 1.772,43 tỷ đồng theo hình thức PPP, loại hợp đồng BOT.

Trước đó, hồi tháng 7/2018, UBND tỉnh Lào Cai đã đề xuất xây dựng Cảng hàng không Sa Pa tại xã Cam Cọn, huyện Bảo Yên với quy mô sân bay dân dụng cấp 4C theo tiêu chuẩn ICAO. Sân bay có công suất từ 2,5 triệu khách/năm đến 3 triệu khách/năm, đón được tàu bay A320, A321 hoặc tương đương. Dự kiến, tổng mức đầu tư dự án lên tới 5.903,5 tỷ đồng.

(Theo Công luận) 

Thứ Ba, 9 tháng 4, 2019

Lần đầu tiên tổ chức chức Diễn đàn “Bất động sản công nghiệp Việt Nam 2019”


TĐKT - Diễn đàn Bất động sản công nghiệp Việt Nam 2019 do Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) cùng Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VNREA) và Tạp chí Thương Gia phối hợp tổ chức sẽ diễn ra ngày 23/4 tại khách sạn Deawoo Hà Nội. Đây là lần đầu tiên một sự kiện bất động sản công nghiệp quy mô lớn được tổ chức tại Việt Nam, với chủ đề xoay quanh những vấn đề nóng nhất về bất động sản công nghiệp.


Tại Diễn đàn, các Diễn giả sẽ có những báo cáo chuyên sâu xoay quanh vấn đề những tác động của bối cảnh, chính sách đến bất động sản công nghiệp và làm thế nào để tận dụng những lợi thế sẵn có để làm tiền đề, tạo ra cơ hội phát triển hơn nữa cho thị trường bất động sản công nghiệp Việt Nam. Qua đó, giúp các nhà đầu tư trong và ngoài nước, tiếp cận thông tin quy hoạch quỹ đất tại từng địa phương và chính sách ưu đãi thu hút đầu tư.

Trong khuôn khổ Diễn đàn, sẽ có nhiều hoạt động tiếp xúc của lãnh đạo địa phương với các nhà đầu tư tiềm năng đang tìm hiểu cơ hội đầu tư vào khu công nghiệp tại các địa phương, đồng thời sẽ tổ chức hoạt động kết nối và xúc tiến đầu tư giữa các địa phương, nhà đầu tư và các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Diễn đàn là cơ hội cho UBND tỉnh tiếp thị hình ảnh, chính sách đặc thù của địa phương để thu hút các nhà đầu tư; các nhà đầu tư sơ cấp được tiếp cận các quỹ đất mới đã quy hoạch đang mời gọi đầu tư xây dựng hạ tầng từ các địa phương, đồng thời tiếp thị, quảng bá các khu công nghiệp đã xây dựng để nâng cao tỷ lệ lấp đầy 100%; các nhà đầu tư thứ cấp có cơ hội lựa chọn khu công nghiệp, lựa chọn địa phương để đầu tư, mở rộng sản xuất, kinh doanh đạt hiệu quả cao nhất.

Phương Thanh

Thứ Năm, 4 tháng 4, 2019

Văn phòng hạng A tái xuất ở khu trung tâm Hà Nội sau 5 năm vắng bóng

Thị trường văn phòng Hà Nội quý I/2019 chứng kiến giá thuê tăng nhưng công suất thuê giảm. Đáng chú ý, sau 5 năm, khu vực trung tâm Hà Nội mới có nguồn cung văn phòng hạng A mới. 

Quý I/2019 cũng là thời điểm giá thuê thiết lập mức cao kỷ lục trong 5 năm qua, giá thuê gộp trung bình là 20 USD/m2/tháng, tăng 2% theo quý và 5% theo năm. Tăng trưởng giá thuê mạnh nhất là tại phân khúc hạng A. Một dự án hạng A mới và 3 dự án hạng B mới đã bổ sung thêm 81.000 m2 nguồn cung văn phòng. Phân khúc hạng B và khu vực phía Tây tiếp tục duy trì nguồn cung lớn nhất. Trong khi công suất thuê và nhu cầu vẫn ở mức cao, giá thuê trung bình được dự báo sẽ tăng trong ngắn hạn do nhiều chủ đầu tư nâng giá. Khu vực trung tâm có mức giá thuê cao hơn nhưng khu vực ngoài trung tâm lại ghi nhận tăng trưởng giá thuê mạnh hơn. Hà Nội có 6.339 doanh nghiệp đăng ký mới, tăng 16,2% theo năm, với số vốn 52,6 nghìn tỷ VND, tăng 0,2% theo năm – đây là nguồn cầu lớn của thị trường văn phòng.


Ông Bùi Trung Kiên, Giám đốc Bộ phận Cho thuê thương mại cho biết với lợi thế về cơ sở hạ tầng (tuyến metro trong tương lai), việc kết nối giữa khu vực trung tâm – nơi có nguồn cung văn phòng chất lượng lớn nhất Hà Nội và khu phía Tây đang trở nên thuận tiện hơn. Khu vực cận trung tâm (khu phía Tây) đang trên đà trở thành một trung tâm hành chính kinh tế lõi.

Đáng chú ý, khu vực trung tâm chào đón dự án hạng A đầu tiên sau 5 năm. Hiện tại, thị trường ghi nhận hiện tượng không có diện tích trống lớn trên cùng mặt sàn trong các tòa nhà hạng A tại khu vực phía Tây và trung tâm ngoại trừ dự án mới là Thaisquare. Các tòa nhà hiện tại đều đã cũ và thiếu các tiện ích hiện đại trong khi các dự án tương lai gặp rào cản pháp lý và chi phí xây dựng cao do quỹ đất khan hiếm. Khách thuê có dự định mở rộng văn phòng có thể phải cân nhắc việc di chuyển đến khu vực khác hoặc các giải pháp chia sàn linh hoạt.

Bên cạnh đó, không gian làm việc chung đang ngày càng phổ biến với nhiều thương hiệu khác nhau như Regus, Up, Toong, Cogo, Tiktak, CEO Suite, Dreamplex và WeWork. Do không gian làm việc chung vẫn còn khá mới mẻ nên mức tăng trưởng được dự kiến sẽ còn mạnh mẽ trong những năm tới. Trong hiện tại và tương lai gần, Hà Nội sẽ đón nhiều không gian làm việc chung mới như Regus khai trương trung tâm mới tại Hà Nội dưới thương hiệu Spaces, Cogo mở rộng tại FLC Twin Towers, Sun Plaza Ancora và nhiều nơi khác, thương hiệu mới Rehoboth mở ba trung tâm tại Hà Nội (sau 2019), Toong tích hợp trong chuỗi khách sạn mới ‘Wink’ (sau 2019).

Đến năm 2020, thị trường dự kiến sẽ đón nhận thêm khoảng 392.000 m² sàn văn phòng. Khách thuê đang có xu hướng di chuyển từ khu vực trung tâm cũ (Hoàn Kiếm) đến các khu vực kinh tế mới – nội thành và phía Tây. Các yếu tố thúc đẩy nguồn cầu bao gồm cơ sở hạ tầng cải thiện (các tuyến đường sắt trên cao), sự gia tăng của những dự án thương mại và nhà ở, hay những diện tích thuê lớn với mức giá hợp lý. Nhu cầu đối với văn phòng làm việc có thể tăng tại các quận Thanh Xuân, Hai Bà Trưng, Long Biên, Hà Đông và Tây Hồ vì nguồn lao động lớn tại các khu vực này.

Thúy An
(Theo Tuổi trẻ online)