CHO THUÊ HỘI TRƯỜNG 150 CHỖ - 200 CHỖ

Phòng hội trường thiết kế sang trọng, phù hợp với mô hình tổ chức hội thảo, tranning, toạ đàm...

CHO THUÊ HỘI TRƯỜNG 50 CHỖ - 80 CHỖ

Phòng hội trường diện tích 110m2, phù hợp với các buổi họp, hội nghị...

CHO THUÊ HỘI TRƯỜNG 90 CHỖ - 140 CHỖ

Phòng hội trường được trang bị đầy đủ bàn ghế, phù hợp với các khoá học cao cấp, đào tạo, tranning...

CHO THUÊ HỘI TRƯỜNG 150 CHỐ - 200 CHỖ

Phòng hội trường có đầy đủ sân khấu, thiết kế sang trọng, đầy đủ trang thiết bị, phù hợp với các buổi giao lưu, toạ đàm, họp báo...

CHO THUÊ HỘI TRƯỜNG TỔ CHỨC SỰ KIỆN

Phòng hội trường có không gian thoáng đãng, sang trọng, trang bị đầy đủ máy chiếu, âm thanh, hệ thống ánh sáng sự kiện... .

CHO THUÊ HỘI TRƯỜNG ĐÀO TẠO - TRAINNING THEO NHÓM

Phòng hội trường được thiết kế riêng cho những lớp học theo nhóm, được trang bị đầy đủ thiết bị đào tạo hiện đại nhất ....

CHO THUÊ HỘI TRƯỜNG 300 chỗ - 500 chỗ

Phòng hội trường có diện tích từ 500m2 - 700m2, sân khấu, sảnh hội trường rộng rãi sang trọng ...

CHO THUÊ PHÒNG HỌP

Phù hợp với các cuộc nội bộ, gặp gỡ khách hàng, kí kết hợp đồng, phỏng vấn...

Hiển thị các bài đăng có nhãn TIN HAY. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn TIN HAY. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 13 tháng 5, 2020

ĐỪNG BAO GIỜ HÀNH ĐỘNG KHI ĐANG GIẬN DỮ


Đừng bao giờ quyết định bất cứ việc gì trong lúc đang giận dữ là câu nói mà nhiều chị em công sở được nghe. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể áp dụng được vào công việc và cuộc sống.
Mệt mỏi, căng thẳng, áp lực vốn là "đặc sản" trong môi trường công sở. Phàm là dân văn phòng, chắc hẳn ai cũng đôi ba lần có cơ hội nếm trải những cảm giác này.

Vốn không dừng lại ở những bức bách nhất thời; căng thẳng, áp lực tích tụ trong thời gian dài dễ khiến chị em đâm ra khó chịu, bẳn tính và dễ nổi giận.
Những hành động, quyết định được đưa ra trong lúc giận dữ thường thiếu độ chính xác và để lại những hậu quả khó lường.
Câu chuyện về vị samurai suýt giết hai mạng người lúc giận dữ trong câu chuyện bên dưới đây sẽ khiến chị em công sở có được một vài bài học cho riêng mình. Cụ thể, câu chuyện được kể:
Năm qua tháng lại, mùa vụ lại tới, nhà vua cử người xuống các địa phương đi thu sưu, thuế. Một làng chài nọ có ông lão đánh cá đứng khúm núm trước vị kiếm sĩ Samurai, người nhận nhiệm vụ thu tiền hộ.
Ông lão nói: "Thật xin lỗi, năm nay mùa vụ lại thất bát, mưa bão liên miên, tôi không giữ được đồng nào để trả cho ngài".
Lão đánh cá đã khất nợ mấy năm liền, cứ như thế này, khó mà hoàn thành nhiệm vụ thu thuế trong dân, vị Samurai nổi nóng, tuốt kiếm định giết người đánh cá để làm gương cho dân chúng trong làng.
Ông lão trông lo âu nhưng lấy một chút bình tĩnh, chậm rãi nói: "Lão thời trai tráng cũng từng được học võ, sư phụ có dạy đừng hành động gì khi đang giận dữ".
Nghe thấy cũng có lý, người Samurai nhìn ông lão một hồi như dò xét, từ từ thu kiếm vào vỏ, rồi nói: "Sư phụ của ngươi chắc hẳn là người tốt. Thầy của ta cũng nói mấy lời này, ta đây làm mãi vẫn chưa được. 
Hôm nay xem như ngươi còn chút may mắn, ta kỳ hạn một năm trả nợ mới lẫn cũ, thiếu một xu thôi ngươi cũng khó mà yên thân".
Vị Samurai sau đó rời đi, thu tiền các gia đình còn lại, lúc về nhà thì trời đã vào khuya. Không muốn đánh thức người vợ đang yên giấc, ông nhẹ lẻn vào nhà nơi cửa sau.
Qua ánh đèn hắt ra, ông giật mình thoáng thấy một người lạ mặc giáp trụ Samurai đang nằm kế bên vợ.
Cơn ghen tức bùng phát, lòng tự tôn xúc phạm dữ dội, trong cơn nóng giận ông tuốt kiếm định xông vào giết cả hai rồi cũng sẽ tự kết liễu mình, đột nhiên lời lão đánh cá ban chiều vọng bên tai: "Ðừng hành động gì khi đang giận dữ".
Câu nói giúp ông có thêm hòa hoãn, bèn vung kiếm trút giận vào không khí. Có tiếng động lạ, hai người đang ngủ choàng dậy ra xem, hóa ra trên giường là vợ và mẹ vợ.
Lại một phen thất kinh, người Samurai gào lên: "Trời ơi, chuyện gì nữa đây. Suýt nữa ta đã giết cả hai người rồi!"

Người vợ bối rối giải thích: "Chàng xa nhà, đêm khuya một mình thiếp sợ kẻ gian, nên đã nhờ mẹ đến ở cùng, lại giả đàn ông mặc giáp trụ, nằm ngủ chung cho thêm phần yên tâm".
Bẵng đi một thời gian, mùa hoa đào lại nở, vị kiếm sĩ Samurai lại có dịp ghé qua ngôi làng chài để thu thuế của dân.
Chưa kịp tiến vào đến sân, ông lão đánh cá ngày nào đã chạy ra chào đón và hớn hở mời: "Ngài vào đây dùng bữa với chúng tôi, nhờ ơn đức của ngài mà năm nay tôi đánh bắt được khá, để dành được một số tiền và thậm chí còn sắm sửa thêm chút ít cho nhà cửa, tôi đã chuẩn bị sẵn tiền cho ngài cả gốc lẫn lãi, không thiếu một xu".
Vị Samurai lại nhìn ông lão như dò xét một lúc rồi nói: "Thôi ngươi hãy giữ tiền đó lại đi, món nợ mấy năm nay coi như đã được trả".
Ông bà ta xưa vẫn thường hay nói "Giận quá mất khôn". Qua đó mới thấy, sự giận dữ làm con người ta đánh mất đi sự bình tĩnh, lý trí của bản thân.
Cho nên, những quyết định được đưa ra ở thời điểm này đa phần không khôn ngoan và thường dẫn đến những hậu quả khôn lường.
Vì lẽ đó, giận dữ là bản năng nhưng kiểm soát được cơn giận dữ đang chực trào bên trong tâm khảm là bản lĩnh.
Và nếu không thể kiểm soát được cơn giận, cũng đừng vội đưa ra bất kỳ một quyết định gì ở thời điểm này, kẻo hối hận không kịp bạn nhé!

Thứ Năm, 31 tháng 10, 2019

Vì sao nhiều người Việt trồng cần sa ở Anh?


Khi cảnh sát phá khóa một hầm chống hạt nhân cũ ở Wiltshire năm 2017, họ thấy ba người Việt và hàng nghìn cây cần sa.

Hơn 20 phòng trong hầm ngầm thời Thế chiến II được biến thành trang trại có khả năng sản xuất số cần sa trị giá gần 2,5 triệu USD mỗi năm. Cảnh sát bắt ba người Việt và sau đó trục xuất họ về Việt Nam.

Bệnh viện bỏ hoang, nhà kho vô chủ hay các căn nhà ở ngoại ô đều có thể là vỏ bọc của những trang trại cần sa tại Anh, số nhiều trong đó được vận hành bởi người Việt. Năm 2017, cảnh sát Anh phá mạng lưới hàng chục trang trại cần sa của băng đảng 21 người Việt, tịch thu 2,5 tấn cần sa trị giá khoảng 6 triệu bảng Anh (7,7 triệu USD). Kẻ cầm đầu Bang Xuan Luong, 44 tuổi, bị kết án 8 năm tù. Những kẻ còn lại bị kết án 5-6 năm.


Anh cho phép sử dụng cần sa cho mục đích y tế nhưng cấm dùng nó cho mục đích tiêu khiển. Dù vậy, cần sa vẫn được sử dụng rộng rãi trên khắp nước Anh. Năm 2017, ước tính 7,2% người Anh trong độ tuổi 16-59 đã sử dụng cần sa, khiến nó trở thành loại ma túy phổ biến nhất nước này.

Cần sa là ma túy loại B, chung nhóm với ketamine và amphetamine. Người tàng trữ ma túy loại này có thể bị phạt tù lên đến 5 năm. Người cung cấp và sản xuất ma túy loại B đối mặt án tù lên đến 14 năm.

Trong khi đó, ma túy đá, cocaine, thuốc lắc, heroin và thuốc gây ảo giác LSD là ma túy loại A. Người tàng trữ có thể bị phạt tù lên đến 7 năm. Người cung cấp và sản xuất có nguy cơ đối mặt án tù chung thân.

Trong vài năm gần đây, cảnh sát Anh nương tay với hành vi sử dụng cần sa để tập trung vào những ưu tiên cấp bách hơn. Người dùng cần sa nhiều khả năng bị cảnh cáo hơn là bị truy tố. Năm 2017, 15.120 người ở Anh và xứ Wales bị truy tố vì sở hữu cần sa, giảm 19% so với năm 2015.

Năm 2015, cảnh sát hạt Durham tuyên bố họ sẽ không còn nhắm mục tiêu vào những người trồng cần sa để tự sử dụng trừ khi họ làm việc đó "một cách trắng trợn". Cảnh sát Derbyshire, Dorset và Surrey cũng học theo cách tiếp cận này do bị cắt giảm ngân sách.

Có ba làn sóng người Việt nhập cư vào Anh, theo nghiên cứu năm 2010 về tội phạm có tổ chức trong cộng đồng người Việt ở Anh của hai tác giả Silverstone D. và S. Savage. Làn sóng thứ nhất diễn ra sau khi kết thúc chiến tranh Việt Nam, nhiều người đến định cư ở London và miền đông nam nước Anh. Làn sóng thứ hai diễn ra vào những năm 1990, khi những người Việt không giấy tờ vốn sống ở các quốc gia thuộc Liên Xô và những nơi khác ở Đông Âu đổ sang Anh. Cuối những năm 2000, người Việt từ các tỉnh miền Bắc và miền Trung đến Anh để tìm kiếm cơ hội đổi đời. Ước tính 35.000 người Việt không giấy tờ sống ở Anh năm 2010.

Giữa những năm 1990, các băng đảng tội phạm người Việt ở Vancouver, Canada có tiếng là am hiểu cách thức trồng cần sa. Năm 2004, chính phủ Anh phân cần sa thành ma túy loại C thay vì ma túy loại B (quyết định này bị đảo ngược vào năm 2009). Người tàng trữ ma túy loại C đối mặt với nguy cơ hai năm tù còn kẻ cung cấp đối mặt án tù lên tới 14 năm.

Động thái này khiến nhiều nhóm tội phạm Việt nhanh chóng chuyển địa bàn từ Canada sang Anh, theo nghiên cứu của Trang Nguyen, nghiên cứu sinh tại Trung tâm Max Weber về Nghiên cứu Văn hóa và Xã hội ở Đức. Họ biến những ngôi nhà lớn thành trang trại trồng cần sa bí mật, thuê nhà bằng cách sử dụng giấy tờ tùy thân giả hoặc đánh cắp. Chi phí thiết lập một trang trại dao động trong khoảng 15.000 - 50.000 bảng Anh trong khi lợi nhuận hàng năm từ một trang trại lên đến 200.000 - 500.000 bảng.

Những lao động chăm sóc trang trại cần sa có thể là những thiếu niên bị bắt cóc đưa sang Anh để làm "nô lệ" cho những băng đảng Việt. 96% số nạn nhân buôn người bị buộc trồng cần sa ở Anh năm 2012 là người Việt, 81% trong số đó là trẻ em. 

Cũng có những người tự nguyện trả cho kẻ buôn người khoảng 10.000 - 40.000 USD để được đưa sang Anh vì tin vào triển vọng có công việc lương cao ở nước ngoài. Cảm thấy buồn chán với cuộc sống ở nông thôn và thiếu cơ hội việc làm, sức quyến rũ từ cơ hội làm giàu ở nước ngoài đủ để cám dỗ nhiều người dấn thân vào những chuyến đi đầy rủi ro. Những người này thường vào Anh bằng cách trốn trong xe container đông lạnh, đối mặt với nguy cơ chết cóng hoặc chết ngạt.

Khi đến Anh, người nhập cư trái phép không có nhiều lựa chọn việc làm. Ngoài trồng cần sa, họ chỉ có thể làm việc trong các tiệm nail, làm chui cho các nhà hàng hay bị ép hành nghề mại dâm. Trồng cần sa là "nghề" kiếm được thu nhập cao hơn, có thể giúp họ gửi tiền về cho gia đình để trả nợ.
Mùa vụ cần sa được thu hoạch sau mỗi hai tháng. Người chăm sóc trang trại kiếm được 7.000 - 10.000 bảng Anh mỗi mùa vụ. Vì vậy, họ quan niệm rằng chỉ cần 2 trong 4 vụ mùa không bị cảnh sát tịch thu hoặc bị một băng đảng khác cướp, họ chỉ mất nửa năm để trả chi phí đi lậu đến Anh và dành dụm được khoản tiền lớn.

Những băng đảng Việt muốn tuyển mộ lao động Việt thay vì người nước khác vì dễ giao tiếp và kiểm soát. Các lao động Việt này thường xuất thân từ nông thôn và hầu như không biết hoặc biết ít tiếng Anh. Họ khó có thể khai ra thông tin có giá trị nếu bị cảnh sát Anh bắt.

Vì vậy, các băng đảng chiêu mộ "lính mới" từ Việt Nam, cho họ chỗ ở hay giúp họ mở tài khoản khi đến Anh. Đổi lại, những "lính mới" phải làm việc cho họ và không dám tìm kiếm sự giúp đỡ khi bị bóc lột hay lạm dụng, theo nghiên cứu năm 2010 của Silverstone D. và S. Savage.

Nhiều người Việt còn tin họ có thể trồng cần sa ở Anh mà không bị phát hiện. Họ cho rằng ngay cả khi bị bắt, họ cũng sẽ chỉ bị phạt tù tối đa 6 tháng.

Cuong Nguyen, 41 tuổi, quê ở Hải Phòng, năm 2008 trả 15.000 USD cho những kẻ buôn người để được đưa sang Anh. Cuong làm việc cho trang trại cần sa ở Bristol và suýt bị cảnh sát tóm trong một cuộc đột kích. Anh ta sau đó đến London, bán cần sa và "đào tạo" những người trồng cần mới.

Năm 2014, Cuong bị bắt khi đang hút cần và dấu vân tay cho thấy anh ta có liên quan tới trang trại bị đột kích ở Bristol. Cuong bị kết án 10 tháng tù với tội trồng cần sa và cuối cùng bị trục xuất.

Cuong Nguyen nằm trong số 1.600 người Việt Nam bị yêu cầu về nước bằng hình thức tự nguyện hoặc ép buộc từ năm 2014, trong đó có ít nhất 22 người dưới độ tuổi 14, theo dữ liệu từ Bộ Nội vụ Anh. 

Theo chuyên gia chống nạn buôn người Mimi Vu, một số người quay trở lại Việt Nam trong nợ nần và có nguy cơ tiếp tục trở thành nạn nhân của những băng đảng.

Đối với Cuong, bắt đầu lại cuộc sống ở Việt Nam rất khó khăn. Tuy nhiên, Cuong cho biết anh đã thay đổi và hy vọng có thể mở một tiệm salon tóc. "Ngày trước tôi phải tỏ ra hung hăng, nhưng bây giờ tôi phải thật nhẹ nhàng, hòa nhã", Cuong nói.

Phương Vũ (Theo AFP)


Thứ Ba, 22 tháng 10, 2019

TP.HCM kiến nghị Thủ tướng chấp thuận chủ trương quy hoạch khu đô thị 21.000ha


Dự kiến đây là nơi tập trung các hoạt động kinh tế, giáo dục đào tạo và nghiên cứu công nghệ cao… và con người được sống trong không gian tốt về y tế, giáo dục và khuyến khích sự sáng tạo.


Ngày 1/10 Văn phòng UBND TP.HCM cho biết UBND TP đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương quy hoạch khu đô thị sáng tạo, tương tác cao phía Đông, với phạm vi nghiên cứu quy hoạch thuộc ranh giới hành chính các quận 2, 9 và Thủ Đức, diện tích khoảng 21.000ha.

Đồng thời TP cũng đề nghị Thủ tướng chỉ đạo các Bộ, ngành có liên quan ưu tiên bố trí những chương trình đổi mới sáng tạo cấp quốc gia và đồng hành cùng TP trong việc xây dựng và phát triển đô thị này.

Trước đó vào giữa tháng 4 vừa qua thành phố đã duyệt cuộc thi quốc tế "Ý tưởng quy hoạch đô thị sáng tạo phía Đông", với mục tiêu chuyển đổi nơi này thành khu vực có các hoạt động kinh tế tập trung vào các lĩnh vực giáo dục đào tạo bậc cao, nghiên cứu và sản xuất công nghệ cao, trung tâm tài chính dịch vụ thương mại, cung ứng các hoạt động kinh tế liên kết vùng.

Khu đô thị sáng tạo ra đời nhằm giải quyết các thách thức hiện hữu và dự trù phát triển trong tương lai. Trong đó, 4 nhóm mục tiêu được thành phố đề nghị gồm: TP sáng tạo; đô thị vì con người; cân bằng giữa phát triển và môi trường; di chuyển nhanh và dễ dàng.

Nguồn sưu tầm


Thứ Bảy, 19 tháng 10, 2019

Happy Vietnamese Women's day!


Nhân ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10, VITD xin gửi lời chúng tới các bà, các mẹ, các chị, các em mạnh khỏe, niềm vui và thật nhiều hạnh phúc!

Phụ nữ Việt Nam trong chiến tranh kiên cường, bất khuất. Họ là hậu phương vững chắc cho tiền tuyến, cũng là người xông pha vào lửa đạn “giặc đến nhà đàn bà cũng đánh”. Chúng ta biết ơn những người mẹ Việt Nam anh hùng đã cạn khô nước mắt bởi “3 lần tiễn con đi, 2 lần khóc thầm lặng lẽ” để cho chúng ta có được độc lập, tự do hôm nay.


Trong thời bình, những người phụ nữ Việt Nam với đức tính cần cù, sáng tạo, thông minh, chịu thương chịu khó đã vươn lên để làm chủ tri thức, khoa học, công nghệ nhưng vẫn không quên đi thiên chức của mình. Chúng ta có thể thấy rằng từ trên các diễn đàn chính trị, kinh tế, văn hóa, thể dục thể thao đến bàn ăn ấm cúng của gia đình đều không thể thiếu các bóng hồng vĩ đại.

Trải qua những thăng trầm họ luôn gìn giữ và xứng đáng với 8 chữ vàng Bác Hồ trao tặng “ANH HÙNG - BẤT KHUẤT - TRUNG HẬU - ĐẢM ĐANG”.

Hôm nay, ngày 20/10/2019, thay mặt toàn bộ "đám mày râu", VITD xin một lần nữa kính chúc các bà, các mẹ, các chị em có 1 ngày Phụ nữ Việt Nam thật vui vẻ bên những người thân yêu!

Happy Vietnamese Women's day!

Thứ Tư, 2 tháng 10, 2019

Đô thị di sản Huế sẽ mở rộng gấp 5 lần


Tỉnh Thừa Thiên - Huế sẽ xây dựng Huế thành đô thị di sản - thành phố trực thuộc Trung ương theo hướng di sản, văn hóa, sinh thái, cảnh quan, thân thiện với môi trường và mở rộng đô thị Huế gấp 5 lần TP. Huế hiện hữu.

UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế vừa thông qua Đề án Xây dựng, phát triển đô thị Huế đến năm 2030 và Điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung TP. Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.


Theo UBND tỉnh, Huế hiện là đô thị di sản, cảnh quan thiên nhiên, bảo tồn di tích lịch sử, văn hóa. Tuy nhiên, quy mô đô thị Huế nhỏ so với tốc độ phát triển, mật độ dân số cao (5.029 người/km2, trong khi quy định là 2.000 người/km2), hạ tầng xã hội khu vực trung tâm đang quá tải, hạ tầng kỹ thuật chưa đáp ứng nhu cầu phát triển đô thị. Do đó, đòi hỏi phải xem xét tính đến việc mở rộng đô thị.

Theo đề án mới được thông qua, phạm vi mở rộng đô thị Huế gồm TP. Huế hiện hữu (70,67km2) và các thị xã Hương Thủy, Hương Trà, một phần huyện Phú Vang với diện tích khoảng 348,54km2 (rộng gấp 5 lần TP. Huế hiện hữu).

Tỉnh cũng chủ trương xây dựng Huế trở thành đô thị di sản - thành phố trực thuộc Trung ương theo hướng di sản, văn hóa, sinh thái, cảnh quan, thân thiện với môi trường, xứng tầm là trung tâm văn hóa - du lịch, y tế chuyên sâu, giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ của cả nước.

Đồng thời phát triển các ngành kinh tế theo hướng tăng trưởng xanh. Trong đó xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn; ngành công nghiệp sẽ tạo bước đột phá phát triển kinh tế, đặc biệt chú trọng phát triển ngành công nghiệp công nghệ thông tin, công nghệ cao, thân thiện môi trường; phát triển nông nghiệp sạch, bền vững ứng dụng công nghệ cao.

Để đạt được mục tiêu này, trong thời gian tới, tỉnh tập trung khai thác, phát huy tiềm năng, lợi thế so sánh để phát triển kinh tế nhanh và bền vững, đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của các ngành kinh tế.

Tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng trưởng xanh và kinh tế tri thức. Xây dựng đô thị thông minh, phục hồi, tôn tạo, bảo vệ, phát huy di sản cố đô Huế và xây dựng nông thôn mới; tăng cường công tác bảo vệ tài nguyên, môi trường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu.

Đồng thời, tỉnh sẽ phát triển mạnh các thành phần kinh tế. Quan tâm phát triển kinh tế tư nhân thực sự trở thành một động lực quan trọng để tạo đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, nhất là trong các ngành kinh tế mũi nhọn, có lợi thế.

(Theo Baochinhphu.vn)

Thứ Ba, 17 tháng 9, 2019

Đất vàng Rạng Đông xin chuyển đổi mục đích làm chung cư cao tầng?


Theo quy hoạch đã được phê duyệt, một phần đất của nhà máy Rạng Đông có thể biến thành chung cư cao tầng.
Theo văn bản số 2028/TTr-BĐPNRĐ của Công ty Rạng Đông hồi năm 2017, công ty này đề nghị UBND thành phố Hà Nội cho phép được lập quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 tại số 87-89 Hạ Đình (hiện đang là trụ sở nhà máy Rạng Đông).


Cụ thể, theo văn bản này, Công ty CP Bóng đèn Phích nước Rạng Đông muốn di dời cơ sở sản xuất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất nhà máy Rạng Đông và lập Quy hoạch phân khu đô thị H2-3.
Theo tìm hiểu Quy hoạch phân khu đô thị H2-3 tại Quyết định số 6665/QĐ-UBND do UBND Thành phố Hà Nội ban hành ngày 3/12/2015, khu đất quanh nhà máy Rạng Đông gồm các nhóm đất: 1 ô đất công cộng (kí hiệu CC), 1 ô đất cây xanh (kí hiệu CX), 2 ô đất trường học (1 trường trung học phổ thông, 1 trường tiểu học, kí hiệu TH), 1 ô đất hỗn hợp (kí hiệu HH) và 1 ô đất trống (chưa được quy hoạch làm gì).
Trong đó, khu đất hỗn hợp được ưu tiên bố trí các chức năng thương mại, dịch vụ công cộng. Việc bố trí một phần căn hộ phải đảm bảo được cấp thẩm quyền chấp thuận, đồng thời đảm bảo các điều kiện hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật trong khu vực và chỉ dành để phục vụ dân cư khu vực.
Như vậy, một phần diện tích khu "đất vàng" của Nhà máy Rạng Đông sẽ "biến" thành chung cư cao tầng.
Liên quan đến việc chuyển đổi khu đất vàng này, Công ty Rạng Đông cũng từng có kế hoạch chuẩn bị khá kỹ lưỡng. Không chỉ 2 lần gửi văn bản xin được cho phép lập quy hoạch chi tiết 1/500 tại khu đất 87-89 Hạ Đình, hồi tháng 9/2018, Công ty CP Bóng đèn Phích nước Rạng Đông còn xin bổ sung ngành nghề là kinh doanh bất động sản.
Lãnh đạo của công ty thời điểm đó là bà Ngô Ngọc Thanh, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty CP Bóng đèn Phích nước Rạng Đông cho biết, mục đích công ty xin ý kiến cổ đông bổ sung ngành nghề kinh doanh bất động sản không phải là để phát triển theo mô hình đa ngành nghề mà xuất phát từ quy hoạch của Thành phố là không được sản xuất các sản phẩm trong nội đô.
Rạng Đông đang sở hữu khu đất vàng 5,7ha tại số 87-89 Hạ Đình, TP. Hà Nội, đây cũng chính là trụ sở và nhà máy của công ty, sau này sẽ được quy hoạch thành văn phòng, tòa nhà làm việc hỗn hợp. Để làm được việc này, doanh nghiệp phải bổ sung thêm ngành nghề kinh doanh bất động sản, cũng như đấu giá quyền sử dụng đất.
Bên cạnh đó, Rạng Đông cũng đã mua thêm quyền sử dụng đất ở cơ sở 2 (Quế Võ - Bắc Ninh), hiện Công ty mới xây một nửa diện tích và đang chuẩn bị xây dựng để chuyển đổi bộ phận sản xuất theo đúng quy định của Thành phố.
Được biết, nhà máy Rạng Đông nằm trong lộ trình di dời 117 cơ sở sản xuất ra khỏi nội thành từ nay đến năm 2020. Chính Công ty Rạng Đông cũng có kế hoạch chuyển đổi mục đích sử dụng lô đất Hạ Đình rộng 5,7ha này.
(Theo VTC News)

Thứ Bảy, 7 tháng 9, 2019

Nguồn gốc phong tục, ý nghĩa tết Trung thu ở Việt Nam


Hàng năm, cứ vào ngày rằm tháng tám âm lịch, cả nước lại tổ chức vui tết Trung Thu. Tết Trung Thu là một ngày tết riêng dành cho trẻ em, còn được gọi là Tết Trông Trăng. Trẻ em rất mong đợi được đón tết này và đây cũng là dịp để người lớn thể hiện tình yêu thương với con trẻ.

Theo các nhà khảo cổ học thì Tết Trung Thu ở Việt Nam có từ thời xa xưa, đã được in trên mặt trống đồng Ngọc Lũ. Theo văn bia chùa Đọi năm 1121 thì từ đời nhà Lý, Tết Trung Thu đã được chính thức tổ chức ở kinh thành Thăng Long với các hội đua thuyền, múa rối nước và rước đèn. Đến đời Lê - Trịnh thì Tết Trung Thu đã được tổ chức cực kỳ xa hoa trong phủ Chúa.
Tết Trung Thu có nguồn gốc văn minh nông nghiệp của dân tộc Việt. Thời điểm này khí trời mát mẻ, mùa màng đang chờ thu hoạch, người ta mở hội cầu mùa, ca hát vui chơi.
Đối với người Việt, đêm rằm tháng 8, đêm rằm Trung Thu mọi người vừa ăn cỗ vừa kể chuyện về trăng. Trăng là Thái Âm, là nơi mát lạnh với nhiều điều tốt đẹp, theo sự tích dân gian còn có thỏ ngọc, cây đa, chú Cuội, chị Hằng.


Theo phong tục người Việt, vào dịp Tết Trung Thu, ban ngày làm cỗ gia tiên, tối đến bày cỗ thưởng nguyệt. Đầu cỗ là bánh mặt trăng, và dùng nhiều thứ bánh trái hoa quả, nhuộm đủ các màu sắc, sặc sỡ, xanh, đỏ, trắng, vàng. Con gái hàng phố thi nhau tài khéo, gọt đu đủ thành hình các bông hoa, nặn bột làm con tôm, con cá ...
Đồ trẻ con chơi trong Tết này toàn là các thứ bồi bằng giấy như là: voi, ngựa, kỳ lân, sư tử, rồng, hươu, tôm cá, bươm bướm, bọ ngựa, cành hoa, giàn mướp, đèn cù, ông nghè đất, con thiềm thừ... những năm gần đây còn có nhiều đồ chơi bằng nhựa, bằng sắt...
Trẻ em tối đêm rằm dìu dắt nhau từng đàn từng lũ, đám thì nhảy ô, đám thì kéo co, đám thì rước đèn, rước sư tử, trống, thanh la đánh vang cả đường, tiếng reo hò, tiếng đùa rầm rĩ…
Trong dân gian, Tết Trung Thu ngoài việc cúng gia tiên, phá cỗ, nghe chuyện về trăng, còn có chơi đèn kéo quân, đèn ông sao, đèn cá chép, đèn cầy... Các trò như múa sư tử, hát đúm, hát trống quân... đã trở thành ngày hội không những của trẻ em mà còn của người dân cả nước.

Múa Sư tử (múa Lân)

Người Việt tổ chức Múa Lân trong dịp Tết Trung Thu. Con Lân tượng trưng cho sự may mắn, thịnh vượng và là điềm lành cho mọi nhà.
Đám múa Lân thường gồm có một người đội chiếc đầu Lân bằng giấy và múa những điệu bộ của con vật này theo nhịp trống. Đầu Lân có một đuôi dài bằng vải màu do một người cầm phất phất theo nhịp múa của Lân. Ngoài ra còn có thanh la, đèn màu, cờ ngũ sắc, có người cầm côn đi hộ vệ đầu Lân... Đám múa Lân đi trước, người lớn trẻ con đi theo sau.
 Bánh trung thu
Bánh trung thu tượng trưng cho sự đoàn viên, là thứ không thể thiếu để cúng trăng và những người thân đã khuất vào mỗi mùa trung thu.
Ăn bánh trung thu cũng là nội dung quan trọng của tết Trung Thu. Thông thường bánh trung thu có hai loại, bánh nướng và bánh dẻo. Bánh nướng thường có vị mặn, làm bằng nhân lạp xưởng và lòng đỏ trứng gà. Còn bánh dẻo có vị ngọt làm bằng nhân đậu xanh hay đậu đỏ được nấu nhừ và đánh nhuyễn như bột.
Ban đầu, bánh trung thu có hình dáng tròn, tượng trưng cho sự đoàn kết và hoàn chỉnh. Dần dần, bánh được biến dạng thành hình vuông, có lẽ vì mỹ thuật và dễ xếp trong hộp vuông, vừa đủ bốn chiếc một hộp. Bên ngoài bánh, phía trên mặt vẽ một vòng tròn ngay trung tâm bằng lòng đỏ trứng gà, trông như vầng trăng chiếu sáng...


Tích Trung thu

Có tích kể lại rằng: Vào một đêm Rằm tháng Tám trăng sáng như gương, bầu trời bao la huyền ảo, nhà vua nhìn lên trời và nảy ra ý muốn lên thăm Cung Trăng.
Pháp sư đi theo nhà vua liền ném chiếc gậy đang chống lên không trung, chiếc gậy liền biến thành một chiếc cầu bằng bạc đưa nhà vua cùng pháp sư lên Cung Trăng.
Vào đến “Phủ thanh hư Quảng Hàn” nhà vua và pháp sư được tiên nữ Hằng Nga đón tiếp nồng hậu. Hằng Nga sai tiên nữ mang bánh Tiên đến mời hai vị và lệnh cho các tiên nữ múa hát để nhà vua xem.
Sau khi về trần gian, đế tưởng nhớ ngày này, hàng năm vào Rằm Trung thu, nhà vua sai làm “Bánh Tiên”- bánh có hình tròn như mặt Trăng nên còn gọi là ”Bánh Trăng”. Khi trăng Rằm toả sáng nhà vua cùng quần thần ngắm trăng ăn bánh. Từ đó hình thành tục ăn Tết Trung Thu.
Tết Trung Thu được tổ chức vào ngày rằm tháng 8. Lúc này là chính thu, bầu trời trong xanh, tiết trời mát mẻ, không khí trong lành.

Và ý nghĩa

Vào dịp Tết Trung Thu, cha mẹ bày cỗ cho các con để mừng Trung Thu, mua và làm nhiều loại lồng đèn thắp bằng nến, treo trong nhà và hoặc tổ chức cho trẻ em rước đèn. Cỗ mừng Trung Thu gồm bánh Trung Thu, kẹo, mía, bưởi và các thứ hoa quả khác. Đây là dịp để các bậc cha mẹ, ông bà tùy theo khả năng kinh tế gia đình thể hiện tình thương yêu con cháu. Đây cũng là dịp để tình yêu gia đình thêm khăng khít, gắn bó.
Cũng trong dịp này, mọi người mua bánh Trung Thu, trà, rượu để cúng tổ tiên, biếu ông bà, cha mẹ, thầy cô, bạn bè, họ hàng và các ân nhân khác.
Ngoài ý nghĩa vui chơi cho trẻ em và người lớn, Tết Trung Thu còn là dịp để người dân ngắm trăng tiên đoán mùa màng và vận mệnh quốc gia. Nếu trăng thu màu vàng thì năm đó sẽ trúng mùa tằm tơ, nếu trăng thu màu xanh hay lục thì năm đó sẽ có thiên tai, và nếu trăng thu màu cam trong sáng thì đất nước sẽ thịnh trị.

Thảo Nhi

Thứ Tư, 21 tháng 8, 2019

Nguồn gốc phong tục Tết Trung thu ở Việt Nam


Theo các nhà khảo cổ học thì Tết Trung Thu ở Việt Nam có từ thời xa xưa, đã được in trên mặt trống đồng Ngọc Lũ. Theo văn bia chùa Đọi năm 1121 thì từ đời nhà Lý, Tết Trung Thu đã được chính thức tổ chức ở kinh thành Thăng Long với các hội đua thuyền, múa rối nước và rước đèn. Đến đời Lê - Trịnh thì Tết Trung Thu đã được tổ chức cực kỳ xa hoa trong phủ Chúa.


Tết Trung Thu có nguồn gốc văn minh nông nghiệp của dân tộc Việt. Thời điểm này khí trời mát mẻ, mùa màng đang chờ thu hoạch, người ta mở hội cầu mùa, ca hát vui chơi.

Đối với người Việt, đêm rằm tháng 8, đêm rằm Trung Thu mọi người vừa ăn cỗ vừa kể chuyện về trăng. Trăng là Thái Âm, là nơi mát lạnh với nhiều điều tốt đẹp, theo sự tích dân gian còn có thỏ ngọc, cây đa, chú Cuội, chị Hằng.

Theo phong tục người Việt, vào dịp Tết Trung Thu, ban ngày làm cỗ gia tiên, tối đến bày cỗ thưởng nguyệt. Đầu cỗ là bánh mặt trăng, và dùng nhiều thứ bánh trái hoa quả, nhuộm đủ các màu sắc, sặc sỡ, xanh, đỏ, trắng, vàng. Con gái hàng phố thi nhau tài khéo, gọt đu đủ thành hình các bông hoa, nặn bột làm con tôm, con cá ...

Đồ trẻ con chơi trong Tết này toàn là các thứ bồi bằng giấy như là: voi, ngựa, kỳ lân, sư tử, rồng, hươu, tôm cá, bươm bướm, bọ ngựa, cành hoa, giàn mướp, đèn cù, ông nghè đất, con thiềm thừ... những năm gần đây còn có nhiều đồ chơi bằng nhựa, bằng sắt...

Trẻ em tối đêm rằm dìu dắt nhau từng đàn từng lũ, đám thì nhảy ô, đám thì kéo co, đám thì rước đèn, rước sư tử, trống, thanh la đánh vang cả đường, tiếng reo hò, tiếng đùa rầm rĩ…

Trong dân gian, Tết Trung Thu ngoài việc cúng gia tiên, phá cỗ, nghe chuyện về trăng, còn có chơi đèn kéo quân, đèn ông sao, đèn cá chép, đèn cầy... Các trò như múa sư tử, hát đúm, hát trống quân... đã trở thành ngày hội không những của trẻ em mà còn của người dân cả nước.

Thảo Nhi

Thứ Tư, 14 tháng 8, 2019

NIIT – ICT Hà Nội hướng dẫn học nền tảng Lập trình miễn phí cho hàng trăm bạn sinh viên trẻ


Tháng 7 năm 2019 NIIT – ICT Hà Nội đã thực hiện các chương trình lập trình căn bản hỗ trợ 100% từ doanh nghiệp phần mềm.

Và tháng 8 này, lại tiếp tục chia sẻ  cho các bạn yêu thích lập trình 3 buổi học Lập trình Web với dự án thực tế:

1.      HTML Fundamental + HTML Project (09/08)

2.      CSS Fundamental + CSS Project (Sử dụng dự án của buổi 1) (14/08)

3.      Javascript Fundamental + JS Project (Sử dụng Dự án của buổi 1, 2) (21/08)

</> Học từ 18:00 - 21:00

Học Lập trình Web miễn phí tại NIIT – ICT Hà Nội
Học Lập trình Web miễn phí tại NIIT – ICT Hà Nội

Lớp học Lập trình Web căn bản tại NIIT thường xuyên có góp mặt của hơn 20 bạn muốn học lập trình đến từ các trường đào tạo Công nghệ thông tin hàng đầu như: ĐH BKHN, Đại học Kinh tế Quốc Dân, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, Đại học CN ĐH QGHN, Học viện KTQS, FPT…

Mục đích đào tạo Lập trình miễn phí của NIIT - ICT Hà Nội là gì?

Chương trình đào tạo lập trình Web của NIIT – ICT Hà Nội là một chuỗi khóa học về công nghệ Web bao gồm:
  • HTML, HTML5
  • CSS, CSS3
  • JAVASCRIPT, ES6
  • PHP BASIC
  • JAVA CORE

Các chương trình học theo chuỗi đều là Hỗ trợ hoàn toàn học phí và được trực tiếp chuyên gia hướng dẫn từng bước.

Mục tiêu của chương trình là nhằm góp phần xây dựng lớn mạnh hơn nữa phong trào học lập trình, truyền lửa đam mê, nuôi dưỡng mục tiêu trở thành Lập trình viên phát triển Website cho các bạn đam mê công nghệ.

Bên cạnh đó, chương trình cũng diễn ra với sự tài trợ của các doanh nghiệp phần nhằm ươm mầm các tài năng lập trình, đón ứng viên tiềm năng ngay từ khi họ mới bắt đầu trên con đường trở thành lập trình viên chuyên nghiệp.

Một số hình ảnh của buổi học với phòng học tiêu chuẩn, hiện đại, mang đến điều kiện tốt nhất để các bạn sinh viên có thể học lập trình tốt.

 Một số hình ảnh của buổi học Lập trình miễn phí.

Mời các bạn xem thêm một số hình ảnh của các buổi học Lập trình miễn phí tại NIIT – ICT Hà Nội:

Buổi học Javascript miễn phí tại NIIT – ICT Hà Nội
Buổi học Javascript miễn phí tại NIIT – ICT Hà Nội

Các bạn học viên chăm chú lắng nghe chuyên gia chia sẻ
Các bạn học viên chăm chú lắng nghe chuyên gia chia sẻ

Rất nhiều bạn sinh viên nữ cũng tham gia học tại NIIT – ICT Hà Nội
Rất nhiều bạn sinh viên nữ cũng tham gia học tại NIIT – ICT Hà Nội (Ảnh: Hội trường VITD)

NIIT - ICT Hà Nội là đơn vị gì?

NIIT - ICT HÀ NỘI là đơn vị đầu tiên đưa chương trình đào tạo CNTT chuẩn Quốc tế của Viện CNTT Quốc gia Ấn độ vào đào tạo từ năm 2002. Bên cạnh đó, NIIT - ICT Hà Nội cũng cung cấp các chương trình đào tạo chuẩn Doanh nghiệp, kết hợp với Doanh nghiệp để Đào tạo - Tuyển dụng

NIIT – ICT Hà Nội Đào tạo theo PP tiên tiến nhất trên thế giới LACC (Learning Architecture based on Collaborative Constructivism).

NIIT - ICT Hà Nội kết nối với các giảng viên, chuyên gia cao cấp với sứ mệnh phù hợp với mong muốn phát triển đội ngũ của họ. Bên cạnh đó, cán bộ nhân viên là yếu tố then chốt để các bộ phận hoạt động nhịp nhàng với nhau. Phát triển bản thân nhân viên cả về kiến thức, kỹ năng để phụ vụ tốt cho công việc hỗ trợ đào tạo.


HỌC VIỆN QUỐC TẾ ĐÀO TẠO CNTT NIIT - ICT HÀ NỘI

Dạy học Lập trình chất lượng cao (Since 2002). Học làm Lập trình viên. Hành động ngay!
Đc: Tầng 3, 25T2, N05, Nguyễn Thị Thập, Cầu Giấy, Hà Nội
SĐT: 02435574074 - 0914939543 - 0353655150
Email: hello@niithanoi.edu.vn
Fanpage: https://facebook.com/NIIT.ICT/

#niit #niithanoi #niiticthanoi #hoclaptrinh #khoahoclaptrinh #hoclaptrinhjava #hoclaptrinhphp

Điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội


Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng vừa có ý kiến về việc điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội.


Theo đó, về việc điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ đã giao UBND TP. Hà Nội chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu quy hoạch các khu đô thị hiện đại, có hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đồng bộ trong các khu vực: Đông Anh, Gia Lâm, Yên Viên và Long Biên, hạn chế tối đa việc xây dựng các công trình thấp tầng, góp phần giảm tải khu vực nội đô lịch sử.

UBND TP. Hà Nội báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội - Khu vực xây dựng Trung tâm Hội chợ triển lãm quốc gia tại huyện Đông Anh.

Phó Thủ tướng giao UBND TP. Hà Nội thống nhất với Bộ Xây dựng báo cáo Thủ tướng Chính phủ phương án điều chỉnh một phần quỹ đất trên địa bàn huyện Gia Lâm để xây dựng các khu đô thị hiện đại, công viên chuyên đề, công viên giải trí, các khu công viên cây xanh; tạo ra khu đô thị hấp dẫn, thu hút người dân, góp phần giảm tải dân số khu vực nội đô lịch sử, đảm bảo quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật quy hoạch đô thị và yêu cầu phát triển bền vững.

(Theo hanoimoi)

Thứ Hai, 12 tháng 8, 2019

Nguồn gốc và ý nghĩa ngày tết Trung Thu


Ngoài ý nghĩa là khoảng thời gian trẻ em được vui chơi, Tết Trung Thu còn là dịp để người ta ngắm trăng tiên đoán mùa màng và vận mệnh quốc gia.  
Người Việt ăn Tết Trung thu vào ngày rằm tháng 8 âm lịch. Trong dịp này người ta làm cỗ cúng gia tiên và bày bánh trái ra sân cúng mặt trăng.
Nhân dịp Tết Trung thu, người lớn thì uống rượu, thưởng trăng, và hát trống quân; trẻ em thì rước đèn, đi xem múa lân, ca hát các bài hát Trung thu, và vui hưởng bánh kẹo cùng các thứ trái cây do cha mẹ bày ở ngoài sân trong đêm Trung thu dưới hình thức một mâm cỗ. Theo tục lệ, việc trẻ con thưởng thức bánh kẹo trái cây trong đêm Trung thu này được gọi là "phá cỗ."


Nguồn gốc Tết Trung thu
Chuyện xưa kể rằng vua Đường Minh Hoàng (713-741 Tây Lịch) dạo chơi vườn Ngự Uyển vào đêm rằm tháng 8 âm lịch.
Trong đêm Trung thu, trăng rất tròn và trong sáng. Trời thật đẹp và không khí mát mẻ. Nhà vua đang thưởng thức cảnh đẹp thì gặp đạo sĩ La Công Viễn còn được gọi là Diệp Pháp Thiện. Đạo sĩ có phép tiên đưa nhà vua lên cung trăng.
Ở đấy, cảnh trí lại càng đẹp hơn. Nhà vua hân hoan thưởng thức cảnh tiên và du dương với âm thanh ánh sáng huyền diệu cùng các nàng tiên tha thướt trong những xiêm y đủ màu xinh tươi múa hát.
Trong giờ phút tuyệt vời ấy nhà vua quên cả trời gần sáng. Đạo sĩ phải nhắc, nhà vua mới ra về nhưng trong lòng vẫn bàng hoàng luyến tiếc.


Về tới hoàng cung, nhà vua còn vấn vương cảnh tiên nên đã cho chế ra Khúc Nghê Thường Vũ Y và cứ đến đêm rằm tháng 8 lại ra lệnh cho dân gian tổ chức rước đèn và bày tiệc ăn mừng trong khi nhà vua cùng với Dương Quí Phi uống rượu dưới trăng ngắm đoàn cung nữ múa hát để kỷ niệm lần du nguyệt điện kỳ diệu của mình.
Kể từ đó, việc tổ chức rước đèn và bày tiệc trong ngày rằm tháng tám đã trở thành phong tục của dân gian.
Cũng có người cho rằng tục treo đèn bày cỗ trong ngày rằm tháng tám âm lịch là do ở điển tích ngày sinh nhật của vua Đường Minh Hoàng. Vì ngày rằm tháng 8 là ngày sinh nhật của vua Đường Minh Hoàng nên triều đình nhà Đường đã ra lệnh cho dân chúng khắp nơi trong nước treo đèn và bày tiệc ăn mừng.
Từ đó, việc treo đèn bày cỗ trong ngày rằm tháng tám trở thành tục lệ. Người Hoa và người Việt đều làm bánh Trung thu để cúng, ăn, biếu thân bằng quyến thuộc, và đãi khách. Người Hoa và người Việt đều tổ chức rước đèn trong đêm Trung thu.


Ý nghĩa Tết Trung thu
Tết Trung thu của người Việt có nhiều điểm đặc biệt khác với Tết Trung thu của người Hoa.
Theo phong tục người Việt, bố mẹ bày cỗ cho các con để mừng trung thu, mua và làm đủ thứ lồng đèn thắp bằng nến để treo trong nhà và để các con rước đèn.
Cỗ mừng Trung thu gồm bánh Trung thu, kẹo, mía, bưởi, và các thứ hoa quả khác nữa. Đây là dịp để con cái hiểu được sự săn sóc quí mến của cha mẹ đối với mình một cách cụ thể. Vì thế, tình yêu gia đình lại càng khăng khít thêm.
Cũng trong dịp này người ta mua bánh trung thu, trà, rượu để cúng tổ tiên, biếu ông bà, cha mẹ, thầy cô, bạn bè, họ hàng, và các ân nhân khác.
Thật là dịp tốt để con cháu tỏ lòng biết ơn ông bà cha mẹ và để người đời tỏ lòng săn sóc lẫn nhau.
Người Hoa hay tổ chức múa lân trong dịp Tết Nguyên Đán. Người Việt lại đặc biệt tổ chức múa sư tử hay múa lân trong dịp Tết Trung thu.
Con Lân tượng trưng cho điềm lành. Người Trung Hoa không có những phong tục này.
Thời xưa, người Việt còn tổ chức hát Trống Quân trong dịp Tết Trung thu. Điệu hát Trống Quân theo nhịp ba “thình, thùng, thình.”


Ngày xưa trai gái dùng điệu hát Trống Quân để hát trong những đêm trăng rằm, nhất là vào rằm tháng tám.
Trai gái hát đối đáp với nhau vừa để vui chơi vừa để kén chọn bạn trăm năm. Người ta dùng những bài thơ làm theo thể thơ lục bát hay lục bát biến thể để hát.
Tết Trung thu mới đầu là tết của người lớn để thưởng thức cảnh đẹp thiên nhiên, ăn bánh, và uống trà ngắm trăng rằm vào giữa tiết Thu. Dần dần Tết Trung thu trở thành Tết trẻ em, nhưng người lớn cũng dự phần trong đó.
Các em có dịp vui chơi rước đèn, ca hát, phá cỗ do cha mẹ anh chị bày cho và nhất là có dịp ăn bánh kẹo thả cửa mà không sợ bị trách mắng.
Tết Trung thu là một phong tục rất có ý nghĩa. Đó là ý nghĩa của chăm sóc, của báo hiếu, của biết ơn, của tình thân hữu, của đoàn tụ, và của thương yêu. 

Thứ Năm, 8 tháng 8, 2019

Hà Nội xem xét thông qua Quy hoạch phân khu Ga Hà Nội


UBND TP. Hà Nội mới đây đã yêu cầu Sở QH-KT chủ trì xây dựng, trình UBND thành phố xem xét, thông qua Quy chuẩn kỹ thuật quy hoạch kiến trúc tại 4 quận nội đô (Đống Đa, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng); Quy hoạch phân khu Ga Hà Nội và phụ cận.


Tổng diện tích khu vực ga Hà Nội theo đồ án quy hoạch là 98,1ha. Quy mô dân số của khu vực vào khoảng 44.000 người, trong đó có tái định cư tại chỗ dân số hiện trạng khoảng 40.300 người. Trong tổng vốn đầu tư dự kiến 23.800 tỷ đồng, thành phố sẽ đảm nhận khoảng 700 tỷ đồng.

Theo đề xuất TP. Hà Nội đưa ra, khu vực sẽ quy hoạch thành 9 phân vùng không gian chức năng cao 40-70 tầng. Trong đó có 6 khu xây dựng cao 40-70 tầng gồm: khu ga đường sắt cao ở khu vực trung tâm khu quy hoạch (cao 40-70 tầng); khu nghỉ dưỡng đô thị tại khu vực trung tâm quy hoạch (cao 40-60 tầng); khu truyền thông bố cục phía đông khu đất (cao 40-70 tầng); khu lối sống mới bố cục phía tây nam khu đất (cao 40-60 tầng) và khu tài chính, khu kiến trúc bố cục ở phía bắc khu đất lập quy hoạch (cao 40-70 tầng).

Bên cạnh đó có 3 khu thấp tầng gồm: khu thương mại quốc tế (phía tây nam khu đất); khu công viên (phía đông khu đất) và khu văn hóa thấp tầng (phía bắc khu đất).

Cũng theo yêu cầu của UBND thành phố, Sở QH-KT có nhiệm vụ chủ trì xây dựng và trình tập thể UBND thành phố xem xét, cho ý kiến hoặc thông qua Quy hoạch chung không gian xây dựng ngầm đô thị trung tâm TP. Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Quy hoạch phân khu đô thị sông Đuống (R6); Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng, tỷ lệ 1/5.000 (R1-5); Quy hoạch phân khu đô thị GN (A); Rà soát lập điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050.

Ngoài ra, Sở QH-KT cũng cần tập trung hoàn thành thẩm định, phê duyệt các đồ án quy hoạch phân khu đô thị (H1-1 (A,B,C); H1-2; H1-3 và H1-4), các đồ án quy hoạch chi tiết trọng điểm và quy hoạch cải tạo (Quy hoạch chi tiết bảo tồn, phát triển làng nghề truyền thống kết hợp du lịch tại làng lụa Vạn Phúc; Quy hoạch chi tiết bảo tồn, phát triển làng nghề truyền thống kết hợp du lịch tại làng gốm sứ Bát Tràng, quy hoạch xây dựng lại các khu chung cư cũ gồm Thượng Đình (Thuốc lá Thăng Long), Thanh Xuân Bắc, Thanh Xuân Nam, C86 Kim Mã Thượng, Mai Động, Ngọc Khánh, Giảng Võ, Thành Công, Trung Tự, Văn Chương, Kim Liên, Bách Khoa, Nam Đồng, Khương Thượng, Thủy Lợi, Thanh Nhàn, Kim Giang, Vĩnh Hồ, Thành Công).

(Theo Vneconomy) 

Thứ Sáu, 2 tháng 8, 2019

Duyệt quy hoạch 1/500 dự án nhà ở xã hội 39,5 ha tại Đông Anh, Hà Nội


UBND TP. Hà Nội mới đây đã phê duyệt Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Dự án thí điểm Khu nhà ở xã hội thành phố kết nối xanh - Green Link City, thuộc địa bàn xã Tiên Dương, huyện Đông Anh.

Được biết, dự án có tổng diện tích khoảng 39,5 ha, với dân số dự kiến khoảng 11.000 người. Dự án được triển khai với mục đích xây dựng thí điểm hoàn chỉnh một khu nhà ở xã hội tập trung, bổ sung vào quỹ nhà ở của thành phố. Đối tượng hướng tới của dự án là người dân hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội theo Luật Nhà ở.


Một kỳ vọng nữa của dự án là sẽ giúp xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật đồng bộ phục vụ nhu cầu của người dân địa phương. Dự án hình thành còn tạo lập môi trường cảnh quan đô thị trong khu vực, tạo sức hút phát triển đô thị theo định hướng quy hoạch chung, quy hoạch phân khu đã được xác định, đặc biệt giúp huyện Đông Anh đẩy nhanh tiến trình đô thị hóa.

Theo quy hoạch tổng thể, dự án sẽ gồm công trình chính là khu nhà ở xã hội cao tầng bố trí về phía Đông Bắc và phía Tây khu đất. Khu vực trung tâm dự án là các công trình thấp tầng (biệt thự, liền kề, và các công trình công cộng). Toàn quy hoạch dự án sẽ được tạo điểm nhấn về hình thái không gian bởi các cụm công trình cao tầng, thấp tầng tổ chức linh hoạt.

Khu nhà ở xã hội gồm các công trình có chiều cao giới hạn từ 9 đến 15 tầng. Với khu thấp tầng, chiều cao giới hạn của công trình biệt thự là 3 tầng, nhà liền kề là 5 tầng. Còn lại các công trình tiểu học, trung học cơ sở và mầm non có chiều cao từ 3 - 4 tầng.

Trong quyết định duyệt quy hoạch, UBND TP. Hà Nội cũng yêu cầu chủ đầu tư dự án bố trí đủ diện tích đỗ xe phục vụ nhu cầu của người dân trong các công trình nhà ở, công trình công cộng. Chỉ tiêu chỗ đỗ xe cần thực hiện theo quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam và các quy định hiện hành của Nhà nước và Thành phố.

(Theo NDH) 

Thứ Tư, 31 tháng 7, 2019

Xây dựng quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng, sông Đuống tại Hà Nội


UBND TP. Hà Nội yêu cầu các sở, ban, ngành cần hoàn thành nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2019. Theo đó, Sở QH&KT phải chủ trì xây dựng nhiều đồ án quy hoạch.


Cụ thể, theo văn bản yêu cầu, Sở QH&KT có trách nhiệm chủ trì xây dựng, trình tập thể UBND thành phố xem xét, cho ý kiến hoặc thông qua Quy chuẩn kỹ thuật quy hoạch kiến trúc tại 4 quận nội đô (Đống Đa, Hoàn Kiếm, Ba Đình, Hai Bà Trưng); Quy hoạch phân khu Ga Hà Nội và phụ cận; Quy hoạch chung không gian xây dựng ngầm đô thị trung tâm TP. Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Quy hoạch phân khu đô thị GN (A); Quy hoạch phân khu đô thị sông Đuống (R6); Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng, tỷ lệ 1/5.000 (R1-5); đồng thời rà soát lập điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Ngoài ra, Sở QH&KT cũng cần tập trung hoàn thành thẩm định, phê duyệt các đồ án quy hoạch phân khu đô thị (gồm: H1-1 (A,B,C); H1-2; H1-3 và H1-4), các đồ án quy hoạch chi tiết trọng điểm và quy hoạch cải tạo (Quy hoạch chi tiết bảo tồn, phát triển làng nghề truyền thống kết hợp du lịch tại làng gốm sứ Bát Tràng; Quy hoạch chi tiết bảo tồn, phát triển làng nghề truyền thống kết hợp du lịch tại làng lụa Vạn Phúc; Quy hoạch xây dựng lại các khu chung cư cũ gồm Thanh Xuân Bắc, Thanh Xuân Nam, Mai Động, C86 Kim Mã Thượng, Thượng Đình (Thuốc lá Thăng Long), Khương Thượng, Thủy Lợi, Bách Khoa, Thành Công, Trung Tự, Ngọc Khánh, Giảng Võ, Kim Liên, Văn Chương, Nam Đồng, Kim Giang, Vĩnh Hồ, Thanh Nhàn, Thành Công).

(Theo Tiền phong Online)

Thứ Tư, 26 tháng 6, 2019

Hà Nội: Phê duyệt quy hoạch chi tiết khu đô thị Gia Lâm


Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội vừa phê duyệt Quy hoạch chi tiết khu đô thị Gia Lâm tỷ lệ 1/500 với tổng diện tích 420ha, bao gồm thị trấn Trâu Quỳ và ba xã Dương Xá, Kiêu Kỵ, Đa Tốn.
Vừa qua, Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội đã công bố quyết định phê duyệt quy hoạch chi tiết khu đô thị Gia Lâm, tỷ lệ 1/500, tại thị trấn Trâu Quỳ và các xã Dương Xá, Kiêu Kỵ, Đa Tốn. Dự án có tổng diện tích 420ha với quy mô dân số tại khu đô thị Gia Lâm dự kiến khoảng 89.500 người.


Theo đó, khu đô thị được chia thành: 397,515m2 đất công cộng; 872.138m2 đất cây xanh, thể dục thể thao và mặt nước; 269.274m2 đất đường, quảng trường, nhà ga và bến bãi đỗ xe; 2.281.092m2 đất khu ở có diện tích (chiếm 54,26% tổng diện tích); 246.911m2 đất trường học.
Đất công cộng khu ở được chia thành 6 lô. Các lô đất có tổng diện tích khoảng hơn 52.000m2, được bố trí các khu chức năng là trung tâm thương mại, văn hóa, dịch vụ, y tế, dịch vụ, giải trí... Các chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc là mật độ xây dựng chiếm 60%, tầng cao 5 tầng, hệ số sử dụng đất 3 lần.
Đất khu ở được chia thành đất ở mới, đất nhà vườn, đất biệt thự, đất nhà ở liền kề, đất nhà ở kết hợp thương mại dịch vụ và đất nhà ở cao tầng. Trong đó, các khu nhà ở cao tầng được thiết kế với chiều cao 25 - 38 tầng bố trí phía Tây Bắc dự án. Khu biệt thự được bố trí trong lòng đô thị, cách xa trục đường lớn đảm bảo không gian yên tĩnh. Khu nhà ở thương mại nằm ở trục cảnh quan chính của đô thị với đặc trưng riêng, tạo điểm nhấn cho cảnh quan. Hệ thống trường học được bố trí ở trung tâm các khu ở.
Phạm vi ranh giới phía Tây Bắc của khu đô thị có tuyến đường quy hoạch Đông Dư - Dương Xá rộng 40m; phía Tây Nam giáp đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng; phía Đông Bắc có đường quy hoạch rộng 40m; phía Đông Nam giáp khu dân cư hiện hữu xã Kiêu Kỵ.
Được biết, dự án nằm trong quy hoạch chung xây dựng thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Đô thị trung tâm được phát triển trong quy hoạch chung mở rộng từ khu vực nội đô về phía Tây, Nam đến đường vành đai 4 và về phía Bắc đến khu vực Mê Linh, Đông Anh; phía Đông đến khu vực Gia Lâm và Long Biên. Đây sẽ là trung tâm chính trị hành chính, kinh tế, văn hóa, lịch sử, dịch vụ, y tế, đào tạo chất lượng cao của Hà Nội và cả nước.
UBND TP. Hà Nội cho biết, việc hình thành khu đô thị mới hiện đại sẽ gắn kết tuyến đường sắt đô thị, giao thông công cộng, đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội. Đồng thời, giúp gia tăng nguồn thu về quỹ đất để huyện có thể tiếp tục đầu tư vào hệ thống hạ tầng phục vụ tốt hơn cho đời sống của người dân.
(Theo Người đồng hành)